Sâm cau - cái tên nghe có vẻ lạ lẫm này thực chất từ lâu đã được coi là “mỏ vàng” trong thế giới dược liệu. Đây là một vị thuốc thiên nhiên sở hữu nhiều lợi ích đa dạng cho sức khỏe.
Các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường sử dụng phần rễ củ của cây này để bồi bổ cơ thể,ạicâydạitrênnúitriệukgViệtNamcónhiềtran atalanta vì vậy được gọi là “sâm”. Ngoài ra, lá của cây giống lá cau nên chúng được gọi chung là “sâm cau”. Chúng cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như tiên mao, ngải cau…
Sâm cau
Công dụng của sâm cau có thể kể đến như bổ thận tráng dương, tăng cường gân cốt, tăng đề kháng, thường dùng để hỗ trợ điều trị đau lưng mỏi gối, phong thấp, tiểu tiện nhiều lần.
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sâm cau ở Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình…
Loại sâm này mọc đầy ở các vùng rừng núi tại Việt Nam
Không chỉ mọc ở Việt Nam, sâm cau còn được phân bố ở nhiều quốc gia khác như Sri Lanka, Nhật Bản, Malaysia, Úc và Trung Quốc.
Bạn có thể nhân giống sâm cau bằng hạt hoặc từ mầm cây. Thời điểm trồng cây tốt nhất là vào mùa xuân, các mùa khác vẫn có thể trồng cây nhưng cần chăm sóc nhiều hơn. Chúng thích môi trường ẩm ướt nên đất cần được giữ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng. Lưu ý nên thoát nước vào mùa mưa để tránh đọng nước trong đất.
Sâm cau thường có thể thu hoạch được sau 2-3 năm sinh trưởng. Khi thu hoạch, cần đào toàn bộ cây, loại bỏ rễ thừa và đất, phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Phần củ nên rửa sạch, thái mỏng và phơi khô để sử dụng dần.
Hiện tại, sâm cau khô thái lát ở Việt Nam có giá khoảng 250.000 - 300.000đ/kg. Ở Trung Quốc, giá sâm cau cao hơn rất nhiều, dao động từ 160 - 300 NDT (549.000 - 1.029.000đ)/kg.