【bảng xếp hạng u23 asian cup】Soi kèo góc Napoli vs AS Roma, 00h00 ngày 25/11
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc gửi thư chúc mừng nhân ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện pháp luật là một đột phá để phát triển | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách đúng tiến độ,òcủachínhsáchtàichínhtrongpháttriểnkinhtếxãhộicủađấtnướbảng xếp hạng u23 asian cup đảm bảo chất lượng |
Đồng chí Hồ Đức Phớc, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính |
Ngày 28/8/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, cùng với đó, ngành Tài chính cách mạng Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh cùng với sự hồi sinh của dân tộc. Trải qua các cuộc kháng chiến gian khổ và trên mỗi chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, ngành Tài chính luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, xây dựng và phát triển nền tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước.
Ngay từ khi mới thành lập, Bộ Tài chính do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Bộ trưởng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ Cách mạng lâm thời bãi bỏ hoàn toàn hệ thống sưu cao, thuế nặng của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời phát động những phong trào quan trọng như “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, phát hành “Công phiếu kháng chiến”… đã thu hút sự tham gia nhiệt thành của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, qua đó đã đóng quan trọng cho ngân khố quốc gia ngay từ những ngày đầu thành lập.
Tiếp theo đó là các phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “Công phiếu kháng chiến”, “Tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước”… đã huy động được nguồn lực to lớn cho sự nghiệp kháng chiến trường kỳ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Cùng với đó là hàng vạn cán bộ ngành Tài chính đã trực tiếp chiến đấu, hi sinh để vận hành nền tài chính cách mạng, vận chuyển hàng, tiền, vàng chi viện từ Bắc vào Nam trong suốt thời kỳ này.
Trong giai đoạn đất nước ta gặp vô vàn khó khăn sau khi thống nhất, ngành Tài chính đã chủ động đề xuất và áp dụng nhiều đổi mới, sáng tạo trong giai đoạn xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; những thành công trong xử lý nợ nước ngoài, đã đóng góp lớn trong phá bỏ cấm vận, khai thông quan hệ với các định chế tài chính quốc tế…
Trong giai đoạn này, ngành Tài chính đã làm tốt vai trò “khơi thông mạch máu” nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn lực tài chính thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Bước vào giai đoạn đổi mới, hàng loạt chính sách tài chính mới, phù hợp không chỉ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn giúp huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích đầu tư kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
Từ năm 1992, ta đã chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN), thay vào đó thực hiện vay trong nước và vay ưu đãi nước ngoài để tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH.
Đặc biệt, sự ra đời của Luật NSNN năm 1996 đã tạo khung pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Kết quả, quy mô thu NSNN tăng liên tục qua các năm, tổng thu NSNN giai đoạn 1996-2000 gấp 2,3 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó, trung bình khoảng 24,3% GDP, đáp ứng yêu cầu cơ bản về chi NSNN ngày càng tăng.
Bộ Tài chính đã hoàn thiện bộ máy có hệ thống từ trung ương đến địa phương các ngành thuế, kho bạc, hải quan, vật giá, chứng khoán và dự trữ quốc gia. Công tác đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước để khu vực này thực hiện vai trò chủ đạo và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác.
Khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán, bảo hiểm cũng được hình thành, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường. Những nền tảng quan trọng đó đã góp phần để xây dựng thị trường tài chính ngày càng phát triển hiện đại và trở thành “bà đỡ” của nền kinh tế.
Thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010, ngành Tài chính đã chủ động hội nhập quốc tế, phối hợp các ngân hàng, các tổ chức quốc tế chủ động hoàn thiện pháp luật, tập trung cải cách thể chế theo hướng tháo gỡ rào cản về cơ chế, chính sách tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực mới, tạo lập môi trường đầu tư công bằng, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chi NSNN được tập trung cho phát triển con người, đảm bảo an sinh xã hội ASXH(,ASXH) ưu tiên hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
Quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới cùng những điều chỉnh kịp thời về chính sách tài chính đã phát huy được hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết đói nghèo, đảm bảo ASXH. Giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng GDP đạt cao, trung bình 7,26%/năm, đưa Việt Nam bước vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới.
Bước sang giai đoạn 2011-2020, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới và Việt Nam.
Ngành Tài chính đã chủ động ứng phó và tiếp tục hoàn thiện hệ thóng chính sách theo hướng hiện đại, tiếp cận các thông lệ quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội; phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN theo trung hạn; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập... đáp ứng yêu cầu vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa xóa đói, giảm nghèo.
Kết quả thực hiện chính sách tài chính quốc gia giai đoạn 2011-2020 là quy mô thu NSNN gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2001-2010; tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân đạt 24,5% GDP. Cơ cấu thu NSNN được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Chi NSNN đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế bình quân các năm 2015-2019 ở mức 6,76%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020.
Việc cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội cũng đạt được những kết quả tích cực.
Giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN giảm nhanh, bình quân đạt khoảng 3,45% GDP, đảm bảo mục tiêu theo các nghị quyết này. Nợ công cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn, tốc độ tăng nợ công giảm dần, từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tỷ lệ nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2% GDP và đều trong giới hạn an toàn. Việc kiềm chế bội chi NSNN và nợ công thời gian qua đã giúp cải thiện dư địa chính sách tài khóa để có các giải pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Tài Chính đã chủ động tham mưu với Chính phủ đã thực hiện gia hạn, miễn, giảm thuế, phí và thu ngân sách cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ước tính tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 129 nghìn tỷ đồng năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay là khoảng 118 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, Bộ Tài chính tiếp tục chủ động đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Chính sách chi NSNN hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn cho do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đã được triển khai thực hiện với số tiền đã hỗ trợ của năm 2020 là khoảng 16,8 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Tài chính luôn được chú trọng và không ngừng hoàn thiện. Kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ luôn được ngành Tài chính quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ, công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành tài chính cũng được đẩy mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh, hội nhập quốc tế và thích ứng tốt với những thay đổi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhìn lại chặng đường 76 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Tài chính tự hào về truyền thống vẻ vang và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Để đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Tài chính kiên định thực hiện một số định hướng chính sách lớn đặt ra cho giai đoạn sắp tới như sau:
Một là, đổi mới và tăng cường quản lý, điều hành tài chính - ngân sách bám sát thực tiễn, theo kế hoạch trung hạn, gắn với các ưu tiên của nền kinh tế; phối hợp đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, đầu tư và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường sức chống chịu và an ninh nền tài chính quốc gia.
Hai là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính - NSNN, tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, cho phát triển KT-XH và thực hiện các mục tiêu tài chính - NSNN đã đề ra. Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia tạo ra đột phá lớn trong phát triển kinh tế.
Ba là, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn; giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng ngân sách trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với minh bạch, trách nhiệm giải trình. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nợ công phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và thông lệ quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh thực hiện sắp xếp lại DNNN theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW và Nghị quyết số 23/2021/QH15. Bảo đảm công khai, minh bạch trong CPH, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số; siết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính-NSNN, tài sản công, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính-NSNN.
Dẫu chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn thách thức với nhiều yếu tố tác động khó lường đến kinh tế xã hội trong nước, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biết phức tạp, nhưng với truyền thống vẻ vang cùng những thành tựu đã đạt được trong suốt 76 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính sẽ luôn quyết tâm và kiên định, không ngừng nỗ lực để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030./.
本文地址:http://rg777.org/news/994d798792.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。