发布时间:2025-01-17 15:13:48 来源:VBet88 作者:Nhận Định Bóng Đá
Đối tượng áp dụng của Thông tư gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, cá nhân (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng các biện pháp để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá căn cứ quy định tại Thông tư này để: Thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi Nhà nước áp dụng biện pháp định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá để bình ổn giá; quyết định các biện pháp hỗ trợ về giá; Kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 26 Luật giá; thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.
Thông tư quy định, phương pháp định giá chung bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí:
Đối với phương pháp so sánh, Thông tư quy định: các yếu tố để phân tích, so sánh và điều chỉnh giá là các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến giá hàng hoá, dịch vụ cần định giá gồm: Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường trong điều kiện bình thường (không xảy ra trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh) của hàng hóa, dịch vụ tương tự gắn với thời gian, điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,...) và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ...
Các bước cơ bản để tiến hành định giá theo phương pháp so sánh là: Xác định tổng quát về hàng hóa, dịch vụ cần định giá (số lượng, chủng loại, đặc điểm và các thông số kinh tế - kỹ thuật chủ yếu, thời gian sử dụng, thực trạng tại thời điểm định giá và các thông tin khác); Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về mức giá và các thông tin liên quan đến mức giá của hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường; Phân tích mức giá và các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ tương tự; phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá...
Đối với phương pháp chi phí, Thông tư quy định cách xác định giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước theo công thức:
Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước | = | Giá thành toàn bộ (Z) | + | Lợi nhuận dự kiến (nếu có) | + | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) | + | Thuế giá trị gia tăng,thuế khác(nếu có) |
Đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu xác định theo công thức:
Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu | = | Giá vốn nhập khẩu (GV) | + | Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (nếu có) | + | Lợi nhuận dự kiến (nếu có) | + | Thuế giá trị gia tăng, thuế khác(nếu có) |
Nội dung từng khoản chi phí trên được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất, kinh doanh theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực (chưa tính ở điểm 1, điểm 2 và điểm 3 trên đây); Chi phí sản xuất chung đối với doanh nghiệp; Chi phí bán hàng; Chi phí tài chính; Chi phí quản lý.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trên địa bàn địa phương.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2014 và thay thế Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ./.
Đàm Tuấn
相关文章
随便看看