发布时间:2025-01-17 05:47:53 来源:VBet88 作者:World Cup
Có phải tất cả hình ảnh được đăng trên báo đều gọi là ảnh báo chí?ếtnốitrongmộtphoacutengsựảsoi kèo borneo fc Thế nào là ảnh báo chí? Ảnh báo chí có gì khác so với ảnh nghệ thuật, ảnh minh họa? Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, phóng viên (PV) Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Hải Sơn, giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, thành viên Ban Giám khảo liên hoan - thể loại phóng sự ảnh xoay quanh vấn đề này.
Tính chân thực của ảnh báo chí
PV: Ông có nhận xét, đánh giá như thế nào về chất lượng ảnh của những phóng sự ảnh tham gia Liên hoan Nghiệp vụ báo chí tỉnh Bình Phước lần thứ II năm nay, thưa ông?
Ông Vũ Hải Sơn:Liên hoan Nghiệp vụ báo chí tỉnh Bình Phước là hoạt động nghề nghiệp rất thiết thực và nhiều ý nghĩa. Đây là dịp để các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên hội tụ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thuận lợi và khó khăn, góp ý về những hạn chế và học tập những ưu điểm của nhau trong quá trình tác nghiệp báo chí.
Nhà báo Vũ Hải Sơn phát biểu đánh giá chất lượng phóng sự ảnh tại Liên hoan Nghiệp vụ báo chí tỉnh Bình Phước lần thứ II, năm 2024
Được Ban Giám đốc - Ban Biên tập BPTV mời tham gia chấm giải thể loại phóng sự ảnh báo chí, tôi thực sự vui mừng khi nhận thấy những bức ảnh báo chí được PV thực hiện ngày càng có chất lượng tốt cũng như tính thông tin được chú trọng nhiều hơn so với những năm trước.
Tôi đặc biệt yêu thích sự chuyên nghiệp trong phóng sự ảnh “Chiến binh xanh marathon - chinh phục đường đua với tinh thần thép” và tôi cũng thực sự xúc động khi xem phóng sự ảnh “Người hùng không súng”. Tôi rất mong sẽ được thưởng thức những phóng sự ảnh giàu tính nhân văn, cổ vũ lối sống đẹp, sống tích cực, sống cống hiến trên các loại hình của BPTV.
PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về khái niệm ảnh báo chí?
Ông Vũ Hải Sơn:Có nhiều khái niệm về ảnh báo chí. Nhưng khái niệm ngắn gọn và sát nghĩa nhất đó là: “Ảnh báo chí là ảnh ghi nhận sự kiện nào đó một cách trung thực và khách quan để thông tin đến độc giả. Nói cách khác, ảnh báo chí là ảnh có thông tin”.
PV: Như khái niệm ông vừa nêu, có phải tất cả ảnh được đăng báo đều gọi là ảnh báo chí? Những yếu tố cần thiết để đảm bảo tính chất của ảnh báo chí là gì, thưa ông?
Ông Vũ Hải Sơn:Ảnh báo chí là ảnh được đăng tải trên báo in và báo điện tử. Nhưng các bức ảnh được đăng tải trên báo in, báo điện tử chưa chắc là ảnh báo chí. Có 3 thể loại ảnh được đăng tải trên báo in và báo điện tử, đó là: ảnh minh họa, ảnh tin, phóng sự ảnh. Như vậy, ảnh tin và phóng sự ảnh gọi chung là ảnh báo chí nhưng ảnh minh họa thì không thể gọi là ảnh báo chí được. Tính chất của ảnh báo chí luôn xoay quanh vấn đề thông tin, bắt buộc phải có chú thích ảnh.
PV: Thưa ông, trong thời đại kỷ nguyên số với nhiều thiết bị máy móc hiện đại và công nghệ phần mềm chỉnh sửa ảnh khá phong phú, người ta thường chú trọng đến cái đẹp mà quên đi tính chân thực, thời gian, không gian của một bức ảnh. Ông có thể cho biết sự khác nhau giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật như thế nào?
Ông Vũ Hải Sơn: Tôi có thể trả lời ngắn gọn rằng, ảnh báo chí là ảnh mang thông tin cho độc giả. Ảnh nghệ thuật là ảnh làm đẹp cho đời. Ảnh báo chí đòi hỏi thông tin chân thật, khách quan, ảnh không được chắp ghép. Ảnh nghệ thuật được thoải mái chắp ghép để tăng tính thẩm mỹ. Ảnh báo chí phải cung cấp cho độc giả biết được ai, cái gì, ở đâu, lúc nào, như thế nào? Đó là quy định đã trở thành luật bất thành văn đối với thể loại ảnh báo chí. Ảnh nghệ thuật chỉ cần đẹp, lung linh là được.
Chất liệu làm nên phóng sự ảnh
PV: Trên tay tôi là chiếc máy ảnh Zenit của Liên Xô trước đây, nay là nước Nga. Chiếc máy ảnh này có gợi cho chúng ta điều gì không, thưa ông?
Ông Vũ Hải Sơn:Những chiếc máy ảnh này gợi cho chúng ta rất nhiều kỷ niệm. Riêng lĩnh vực ảnh báo chí, chúng ta không thể quên những bức ảnh nổi tiếng về thể loại ảnh báo chí được chụp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là bức ảnh “Em bé Napalm” hay như bức Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu… Những bức ảnh đó đều thực hiện bằng phim trong máy ảnh Zenit. Nó cho chúng ta nhiều ký ức về những cuộc chiến vệ quốc của dân tộc Việt Nam đã qua mà đến nay những hình ảnh ấy vẫn còn mang tính thời sự. Để có được những bức ảnh để đời ngày ấy, người cầm máy không chỉ thành thạo về khẩu độ, tốc độ của máy tương thích với độ sáng tại thời điểm chụp mà còn phải biết nắm bắt khoảnh khắc cao trào của vấn đề, sự kiện cần thông tin đến độc giả.
Ảnh báo chí là ảnh ghi nhận sự kiện nào đó một cách trung thực và khách quan để thông tin đến độc giả. Trong ảnh: Các nhà báo tác nghiệp tại Hội Báo toàn quốc năm 2024 - Ảnh ML
PV: Nói đến ảnh báo chí, không thể không nhắc đến thể loại phóng sự ảnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên các trang báo, nhất là báo in, chúng ta thấy rất ít phóng sự ở thể loại này. Nguyên nhân vì sao, thưa ông?
Ông Vũ Hải Sơn:Phóng sự ảnh là một câu chuyện, một vấn đề mang tính thời sự được kể bằng một chuỗi các hình ảnh liên kết chặt chẽ với nhau, nó không dễ chút nào.
Để thực hiện một phóng sự ảnh cần nhiều công sức và thời gian, khâu quan trọng nhất là tìm đề tài mới, độc, lạ mà trước đó chưa ai thực hiện. Nó thể hiện tay nghề, năng lực của một PV. Theo quan điểm cá nhân tôi có 2 lý do. Thứ nhất là PV bị bó buộc thời gian. Thứ hai là mình không phát hiện ra đề tài. Với tôi, trên hành trình đi làm báo, người PV phải để ý ghi chép cụ thể để lên kế hoạch thực hiện cho từng thể loại ảnh. Có lẽ vì khó mà phóng sự ảnh ít xuất hiện trên báo in và báo điện tử. Nên chăng ban biên tập có những chế độ, chính sách ưu tiên về thời gian, kinh phí để khuyến khích PV có động lực thực hiện thể loại này.
PV: Sức mạnh cũng như những ưu điểm của phóng sự ảnh như thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Hải Sơn: Ưu điểm và sức mạnh của phóng sự ảnh chính là tính trực quan sinh động và tính phi ngôn ngữ. Hai đặc tính này đã làm nên sức mạnh của ảnh báo chí và phóng sự ảnh. Khi thực hiện phóng sự ảnh là mình đã ấp ủ, đào sâu để kể câu chuyện cho sâu hơn. Có nghĩa nó là một bài luận bằng hình ảnh, có mở bài, thân bài và kết luận. Chính vì sự sâu sắc đó mà phóng sự ảnh luôn khiến người đọc chú ý và lôi cuốn bạn đọc.
PV: Không ít nhà báo và các nhà phê bình nhiếp ảnh cho rằng chi tiết ảnh làm nên cuộc sống, hay như một bức ảnh bằng cả ngàn lời nói, chữ viết. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này? Đâu là những yếu tố cần thiết để tạo nên một phóng sự ảnh có sức thuyết phục, lôi cuốn bạn đọc?
Ông Vũ Hải Sơn:Khi thực hiện một phóng sự ảnh bắt buộc phải viết lời bình cho tốt, đặt tiêu đề cho tốt và có sự liên kết giữa các bức ảnh đơn trong một câu chuyện. Tôi nghĩ sự liên kết của những bức ảnh trong phóng sự ảnh đang là một hạn chế của đa số PV ảnh. Điều đó thể hiện qua 13 phóng sự ảnh ở liên hoan lần này, chỉ có khoảng 30% làm được điều đó. Trong truyền hình có khái niệm là toàn, trung, cận cảnh. Trong phóng sự ảnh cũng phải có những cỡ cảnh như vậy. Cảnh toàn cho biết sự việc đó đang diễn ra ở đâu, cảnh trung cho độc giả biết chuyện gì đang xảy ra và cảnh cận sẽ lột tả chuyện đó xảy ra như thế nào.
Trong mỗi phóng sự ảnh nhất thiết phải có một ảnh đinh hay còn gọi là ảnh “vơ-đét”. Đó là bức ảnh quyết định chất lượng của phóng sự ảnh có thực sự cuốn hút bạn đọc hay không. Và dĩ nhiên phải có những chú thích ảnh ngắn gọn, đặc sắc để bạn đọc chỉ cần lướt qua đã biết câu chuyện PV đang nói đến. Nếu không làm được điều đó thì phóng sự ảnh rất nhạt. Chú thích ảnh (caption) là điều bắt buộc đối với ảnh báo chí. Theo truyền thống, ảnh báo chí thường được chú thích theo nguyên tắc 5W+1H. Nếu tự thân bức ảnh đã có thông tin rõ ràng trong khung ảnh thì khi viết chú thích ảnh, PV không cần lập lại nữa.
PV: Cảm ơn ông đã có những chia sẻ vô cùng ý nghĩa!
相关文章
随便看看