发布时间:2025-01-13 06:27:59 来源:VBet88 作者:Cúp C2
Trong những năm qua,ấysựhàilòngcủadoanhnghiệplàthướcđket quả trực tuyến Tổng cục Hải quan đã được Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một trong những cơ quan đi đầu trong cải cách, hiện đại hóa.
Hàng năm, Tổng cục Hải quan đều ban hành Kế hoạch cải cách hành chính để cụ thể hóa các nhiệm vụ cải cách hành chính được Bộ Tài chính giao, qua đó thường xuyên rà soát, đánh giá thủ tục hành chính để cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.
Toàn ngành cũng nỗ lực bảo đảm vận hành ổn định, an toàn Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra hải quan, trong đó điển hình như Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho, bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan.
Nguồn: Tổng cục Hải quan Đồ họa: Hồng Vân |
Cho đến nay, Tổng cục Hải quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 91% thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện, trong đó có đến 88% thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 4 – tức là trực tuyến hoàn toàn. Bên cạnh đó, 235 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành đã được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia. Với sự chủ trì triển khai thực hiện của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã giúp Chính phủ kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước thành viên ASEAN.
Một điểm đặc biệt trong năm 2021, ngành Hải quan đã trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp, phát huy trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Những kết quả này có thể coi là “trái ngọt” từ nỗ lực của cả một quá trình đổi mới suốt gần 2 thập kỷ của ngành Hải quan. “Trái ngọt” đó càng được tán thưởng hơn khi toàn ngành hoàn toàn ở thế chủ động khi ứng phó với Covid-19 với những nền tảng vốn đã có sẵn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải cách, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phát huy những hiệu quả vốn có, đưa công tác này lên một tầm cao mới.
Theo ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch đã nêu rõ mục tiêu thời gian tới là tiếp tục xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Liên tục đứng đầu về chỉ số cải cách Trong 5 năm liền (từ 2016 đến 2020), Tổng cục Hải quan luôn đứng đầu khối các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về chỉ số cải cách hành chính. Kết quả cải cách hành chính của ngành Hải quan đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. |
Đặc biệt, hướng tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị hải quan. Trong đó, các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Cũng theo ông Thọ, ngành Hải quan đã đặt ra những nội dung trọng tâm xuyên suốt cụ thể để triển khai công tác này trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống thể chế tiếp tục được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bảo đảm quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành được đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
80% thủ tục hải quan được tích hợp, cung cấp trên cổng quốc gia Mục tiêu đến năm 2020, 100% các thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan, trong đó ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bảo đảm 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của Tổng cục Hải quan. |
Ngành Hải quan cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng Hải quan số, tiến tới mô hình Hải quan thông minh.
Để thực hiện được nội dung này, ngành Hải quan sẽ thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý hải quan; trong năm 2022 sẽ hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia; xây dựng các kênh tương tác trực tuyến để người dân, doanh nghiệp tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan Hải quan.
Đặc biệt, toàn ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp Một trong những trọng tâm cải cách mà ngành Hải quan sẽ dồn lực thực hiện trong năm tới chính là triển khai Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Mục tiêu của nhiệm vụ này là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia. Hải quan thông minh là mô hình có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối thông tin với các bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ cho người dân, doanh nghiệp. Mô hình Hải quan thông minh gồm các đặc trưng cơ bản: Quản lý biên giới thông minh; quản lý theo chuỗi và hệ sinh thái số; cung cấp dịch vụ tối ưu; kết nối và xử lý thông minh; minh bạch, công bằng, nhất quán. |
相关文章
随便看看