Cuối tháng 12 vừa qua,áchphânbiệtbộtngọtAjinomotothậtvàbộtngọtAjinomotogiảđá banh ngày mai Đội kinh tế thương mại – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội phát hiện số lượng lớn bột ngọt giả. Cụ thể, đối tượng Phạm Thị Ngà (sinh năm 1964, trú tại Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) bị bắt quả tang đang vận chuyển bột ngọt giả nhãn hiệu nổi tiếng. Qua đấu tranh của các cơ quan chức năng, bà Ngà khai nhận bột ngọt giả có giá thấp hơn sản phẩm thật từ 6.000-10.000 đồng/gói tùy loại. Theo Công an TP. Hà Nội, những vụ việc buôn bán mì chính như vậy diễn biến phức tạp và phổ biến thời gian qua. Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn bột ngọtTrước thực trạng đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), khuyến cáo, việc sử dụng những loại gia vị như bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ rất nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhẹ thì gây ra ngộ độc cấp tính với biểu hiện đau đầu, chóng mặt..., còn về lâu dài, những ngộ độc mãn tính do các chất độc tích tụ lại trong cơ thể có thể gây ra những chứng bệnh nan y như ung thư. Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội cũng cảnh báo: Sử dụng bột ngọt không rõ nguồn gốc là nguyên nhân của không ít trường hợp phải rửa ruột vì ngộ độc. PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, hiện nay, mì chính được sử dụng phổ biến trong bếp ăn của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng hiểu hết về gia vị này. Mì chính, thực chất là một hóa chất với tên gọi Monosodium Glutamat “MSG”. Tại các công ty sản xuất, người ta áp dụng công nghệ vi sinh để trước hết tạo ra axit glutamic, sau đó dùng NaOH ở nồng độ cao sản xuất ra mì chính (là chất muối của acid glutamic). Mì chính được sử dụng để cải thiện vị, điều vị. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên trẻ em, người già, phụ nữ mang thai vẫn có thể sử dụng tốt bột ngọt trong khẩu phần ăn. Ông khuyến cáo, việc sử dụng chất điều vị là được phép nhưng phải có giới hạn nhất định. Nếu cho bột ngọt vào thức ăn chỉ được chiếm tỉ lệ 10g/1kg sản phẩm, tức 1% mà thôi. Mặc dù chưa có số liệu thống kê số trường hợp bị ảnh hưởng từ mì chính nhưng việc hạn chế lạm dụng mì chính để tạo ngọt là cần thiết. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao, khi lựa chọn mua sản phẩm, để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, cần vào các điểm bán hàng uy tín là các cửa hàng quen thuộc, siêu thị, trung tâm thương mại. Hoặc tìm hiểu qua các kênh bán hàng của nhà sản xuất để biết được cách thức nhận biết mì chính thật, mì chính giả. |