您现在的位置是:World Cup >>正文

【thi đấu】Soi kèo góc MU vs Everton, 20h30 ngày 1/12

World Cup948人已围观

简介Soi kèo góc hiệp 1 MU vs Everton- Kèo chấp góc hiệp 1 (0:1 1/2)Giới mộ đ ...

mot nghe thi song

Các doanh nghiệp cần chú trọng vào hoạt động chính (ảnh minh họa)

Chính phủ kiên quyết yêu cầu đến 2015 các tập đoàn phải thoái hết vốn đầu tư ra ngoài ngành để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi. Trên thực tế việc này hết sức khó. Và cái “khó” này không chỉ của các DNNN,ộtnghềthìsốthi đấu các công ty cổ phần cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc đầu tư đa ngành, đặc biệt là đầu tư vào bất động sản (BĐS).

“Chết” theo BĐS

Ghi nhận từ thị trường cho thấy có nhiều DN từng hoạt động rất tốt trong lĩnh vực kinh doanh chính, lợi nhuận tốt, uy tín cao nhưng trước cơn sốt đầu tư ngoài ngành, đầu tư BĐS, đầu tư chứng khoán… nhiều DN cũng bị cuốn theo và hậu quả là kết quả kinh doanh bị sụt giảm. Đơn cử như một công ty thuộc Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã được cổ phần hóa. Trước đây, Công ty này chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống như cung cấp vật tư chiến lược, sản phẩm cơ khí, nhận thầu khai thác than, chuyển tải than XK, vận chuyển than cuối nguồn… và có được kết quả kinh doanh rất tốt. Thời điểm năm 2007, lợi nhuận trước thuế là 50,8 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty chỉ có 20 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận lên đến hơn 200%. Những năm sau đó Công ty vẫn đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 60 - 70%/năm...

Thời gian vừa qua, công ty đã đầu tư vào bất động sản trong đó có dự án lớn là tòa nhà văn phòng và căn hộ Itasco Tower ở phố Nguyễn Tuân (Hà Nội). Hậu quả là lợi nhuận của công ty giảm sút, năm 2012, lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh của công ty âm. Quý I-2013, theo lãnh đạo công ty tình hình vẫn không sáng sủa và vẫn lỗ. Với tình hình thị trường BĐS như hiện nay, công ty này đã phải ngừng đầu tư và dự định chuyển nhượng dự án nhưng vẫn không thể chuyển nhượng do không tìm được đối tác.

Một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực XK lao động cũng trong tình cảnh tương tự. Công ty này từng có kết quả hoạt động kinh doanh rất ấn tượng khi nhiều năm có lợi nhuận trên 50% - 100%. Tuy nhiên, sau khi lấn sân sang BĐS, lợi nhuận của công ty đã bị sụt giảm mạnh, lợi nhuận chỉ còn hơn 10%. Không chỉ thế những khó khăn mà BĐS mang lại cho DN này vẫn chưa dừng lại khi mà tòa nhà văn phòng tại 299 Nguyễn Khoái (Hà Nội) của công ty dù đã đưa vào khai thác từ năm ngoái song đến nay vẫn không có khách và công ty có tổng nợ ngắn hạn và dài hạn lên tới 451 tỷ đồng.

Cắt lỗ

Đầu tư đa ngành, dàn trải trong khi còn yếu kém về năng lực quản trị, điều hành trong các lĩnh vực mới đã khiến nhiều DN phải trả giá đắt.

Theo ông Võ Tá Tri (Đại học Thương mại), đầu tư vào nhiều ngành nhất là vào các lĩnh vực mới mẻ, phần nào DN đã đánh mất đi những lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. Ngược lại, bởi phải quan tâm tới nhiều lĩnh vực, DN rất dễ bị phân tán nguồn lực trong khi quy mô chưa lớn, phụ thuộc vào các nguồn vốn tín dụng và gánh nặng trả lãi vốn vay. Năng lực quản trị tổng hợp của đội ngũ lãnh đạo, quản lý chưa cao, quản lý và phản ứng thị trường chưa tốt để đáp ứng được yêu cầu điều hành kinh doanh của DN với mạng lưới các ngành, nghề dày đặc trong điều kiện thiếu thông tin và xử lý thông tin còn nhiều bất cập.

Ở nhiều DN, cái giá của kinh doanh đa ngành đã thể hiện rõ. Việc cần làm là phải lựa chọn cơ cấu ngành, nghề chính yếu để tập trung đầu tư, đồng thời, chuyển đổi hoặc loại bỏ những lĩnh vực, những ngành, nghề không hiệu quả. Trên lý thuyết là như vậy nhưng thực tế, nhiều chủ DN vẫn trong tình trạng “bỏ thì thương vương thì tội” bởi đơn giản số vốn đã bỏ vào ngành nghề khác không nhỏ. Đơn cử như dự án nhà ở Hoàng Mai của công ty thứ hai vừa nêu trên có dự toán là hơn 2.000 tỷ đồng, công ty góp 25% vốn. Tuy lãnh đạo công ty này từ chối tiết lộ số vốn đã bỏ vào dự án này nhưng từ con số nợ của công ty cho thấy số tiền bỏ vào đây không ít.

TS Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từng nói: “Loại bỏ ngành đầu tư không hiệu quả có thể có trường hợp lỗ thậm chí “mất vốn”. Nhưng mất cũng đã mất rồi. Những khoản đầu tư nào đã lỗ vốn mà để càng lỗ thì tốt nhất là bán luôn”. Đó là cơ hội để DN tái cơ cấu để có bộ máy hoạt động hiệu quả hơn, tập trung vào mảng kinh doanh có hiệu quả.

Thiên Cầm

Tags:

相关文章