您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả u19 pháp】Soi kèo góc MU vs Everton, 20h30 ngày 1/12

Cúp C12551人已围观

简介Soi kèo góc hiệp 1 MU vs Everton- Kèo chấp góc hiệp 1 (0:1 1/2)Giới mộ đ ...

Dịch vụ thẩm định giá là một lĩnh vực dịch vụ tài chính quan trọng

Dịch vụ thẩm định giá là một lĩnh vực dịch vụ tài chính quan trọng,ổsungchếtàiquảnchặthoạtđộngkinhdoanhdịchvụthẩmđịnhgiákết quả u19 pháp có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, đòi hỏi kết quả dịch vụ có độ tin cậy và tính hợp lý cao.

PV: Đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thẩm định giá tài sản trong xã hội ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu phải đưa thẩm định giá tài sản phát huy tốt vai trò của mình, từ đó bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường. Ông đánh giá như thế nào về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hiện nay?

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Theo quy định của Luật Giá năm 2012, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Đây là một lĩnh vực dịch vụ tài chính quan trọng, có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, đòi hỏi kết quả dịch vụ có độ tin cậy và tính hợp lý cao. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các quy định hướng dẫn chi tiết Luật Giá tại Nghị định số 89/2013/NĐ-CP đã phát sinh một số hạn chế và bất cập, một số nội dung không còn phù hợp với pháp luật liên quan. Thực tế, vừa qua cho thấy số lượng doanh nghiệp thẩm định giá đã phát triển nóng.

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá đã xuất hiện không ít hiện tượng tiêu cực và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến tình trạng không bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, gây bức xúc trong dư luận và xã hội. Do đó, lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã có các chỉ đạo, kiến nghị sửa đổi pháp luật về thẩm định giá theo hướng siết chặt quản lý các doanh nghiệp thẩm định giá.

PV: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Những quy định được sửa đổi, bổ sung được cho sẽ khắc phục những bất cập hiện nay, ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày 24/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP. Nghị định mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2021.

Nghị định số 12/2021/NĐ-CP được ban hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá. Nghị định mới này bổ sung các chế tài và điều kiện đủ mạnh nhằm siết chặt quản lý, chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên, đồng thời bảo đảm hệ thống pháp luật về thẩm định giá đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ví dụ như nghị định đã quy định về nghĩa vụ ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề. Theo đó, thẩm định viên về giá hành nghề phải ký ít nhất 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm được thông báo hành nghề. Đến hết ngày 15 tháng 12 của năm hành nghề, thẩm định viên về giá đã hành nghề từ 6 tháng trong năm trở lên không ký đủ 10 bộ Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá trong năm thì không được đăng ký hành nghề trong năm liền kề tiếp theo.

Quy định nhằm góp phần tăng cường việc quản lý chặt chẽ các thẩm định viên hành nghề, ngăn tình trạng “cho thuê”, “cho mượn” Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời sẽ gián tiếp buộc một số doanh nghiệp thẩm định giá yếu kém, một năm chỉ phát hành được rất ít Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá phải tạm ngừng hoạt động.

PV: Có ý kiến cho rằng, việc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện người đại diện doanh nghiệp thẩm định giá là hết sức cần thiết, bởi thời gian qua, điều kiện còn quá mở, dẫn đến số lượng các doanh nghiệp phát triển nóng. Vấn đề này được khắc phục thời gian tới ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Đúng vậy, khắc phục những bất cập thời gian quan, nghị định đã quy định rõ về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp (người đại diện) thẩm định giá. Quy định này xuất phát từ đặc thù đòi hỏi tính chuyên môn cao của nghề thẩm định giá. Người đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá ngoài vai trò là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp, còn là người chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của doanh nghiệp. Quy định trên nhằm khắc phục tình trạng thẩm định viên vừa mới được cấp thẻ và đăng ký hành nghề đã được bổ nhiệm làm người đại diện doanh nghiệp; cũng như việc do thiếu kinh nghiệm hành nghề nên không kiểm soát được chất lượng dịch vụ và quản trị doanh nghiệp.

Có tình trạng một số cá nhân là người đại diện doanh nghiệp thẩm định giá do làm ăn yếu kém, đã giải thể doanh nghiệp cũ để trốn tránh trách nhiệm và ngay sau đó thành lập doanh nghiệp mới. Do đó, việc quy định thời gian tối thiểu để được tiếp tục là người đại diện của doanh nghiệp thẩm định giá là rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện, để bảo đảm không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về điều này, nghị định đã quy định thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 31/12/2021.

PV: Xin cảm ơn ông!

Các quy định đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Để thực hiện các quy định của Luật Giá về thẩm định giá, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Bộ Tài chính đã xây dựng chiến lược phát triển nghề thẩm định giá giai đoạn 2013 - 2020, ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, hướng dẫn hành nghề; các quy định về kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thẩm định giá; tổ chức cấp, thu hồi, đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá… Các quy định về cơ bản đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nghề thẩm định giá theo hướng chuyên nghiệp.

Minh Anh (thực hiện)

Tags:

相关文章