当前位置:首页 > La liga

【wellington phoenix vs adelaide united】Soi kèo phạt góc hôm nay, Kèo góc tài xỉu trực tuyến tối nay

Doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi với xu hướng thương mại điện tử Đảm bảo lợi ích “3 bên” cho bảo hiểm nhân thọ Quy định mới không cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Chấn chỉnh những sai phạm trong tư vấn bảo hiểm. 	Ảnh: ST
Chấn chỉnh những sai phạm trong tư vấn bảo hiểm. Ảnh: ST

Giám sát chặt đại lý có tỷ lệ tái ký bảo hiểm năm thứ 2 thấp

Hợp tác, phân phối giữa ngân hàng và bảo hiểm (bancassurance) được coi là “con gà đẻ trứng vàng” cho các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nhưng dưới tác động của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ Tài chính, trong 83 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 31 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng tài sản toàn thị trường bảo hiểm sau 9 tháng năm 2024 đạt gần 980 nghìn tỷ đồng tăng 9,8% cùng kỳ năm trước. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 64,07 nghìn tỷ đồng, tăng 16,07%; tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 821,24 nghìn tỷ đồng, tăng 9,92% so với cùng kỳ năm 2023.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho hay, hoạt động kinh doanh của ABIC chủ yếu qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, chiếm 80% tỷ trọng doanh thu nên khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực đã gây tác động lớn. Đơn cử, Khoản 5 Điều 15 của Luật quy định về các hành vi bị nghiêm cấm không được thống nhất, mỗi đơn vị có một góc nhìn khác nhau nên rất khó để thực hiện. Nhiều chi nhánh của Agribank phải dừng không bán bảo hiểm để bảo đảm an toàn.

Mới đây, trả lời kiến nghị của cử tri về bán bảo hiểm qua ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm, không để xảy ra trường hợp tổ chức tín dụng, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Đặc biệt, để xử lý vấn đề này, các tổ chức tín dụng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính răn đe. Cùng với đó phải tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ hoạt động đại lý bảo hiểm của các chi nhánh tổ chức tín dụng có tỷ lệ tái ký bảo hiểm năm thứ 2 thấp.

Sửa quy định về xử phạt vi phạm hành chính

Về phía Bộ Tài chính, ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 1/7/2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

Trong đó đã quy định rõ doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm phải có chào bán, giao kết hợp đồng. Đối với bảo hiểm tự nguyện phải công khai, minh bạch, tư vấn về quyền lợi bảo hiểm phải rõ. Nếu người tham gia bảo hiểm chưa rõ lợi ích, điều kiện điều khoản, quyền lợi tham gia, hồ sơ thủ tục bồi thường khi tổn thất xảy ra thì phải báo cho ai, điều này đã được quy định rõ.

Để tránh trường hợp tư vấn không rõ, tránh xảy ra rủi ro, khiếu kiện, ông Phạm Văn Đức cho rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần nâng cao trách nhiệm của tư vấn viên, kể cả cán bộ nhân viên bảo hiểm trong tuyên truyền, tư vấn về bảo hiểm trong quá trình tư vấn mua bán bảo hiểm.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thông tin, vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính sửa Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số. “Chúng tôi sẽ quy định doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có sai phạm trong tư vấn về bảo hiểm sẽ xử phạt hành chính”, ông Phạm Văn Đức nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ tài chính, bảo hiểm còn đóng vai trò như một nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động đầu tư. Khi các công ty bảo hiểm thu phí từ người tham gia, họ tích lũy nguồn quỹ khổng lồ và có thể tái đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nhờ đó, bảo hiểm góp phần cung cấp vốn cho các dự án phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, hệ thống pháp lý liên quan đến bảo hiểm cần được hoàn thiện hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hiệu quả, minh bạch và bền vững. Theo bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Bảo hiểm Vietinbank (VBI), cần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và lợi ích của bảo hiểm nhằm thay đổi nhận thức về bảo hiểm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính của mỗi cá nhân.

Còn các doanh nghiệp và chuyên gia đề nghị khuyến khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức tài chính để tạo ra các sản phẩm tài chính tích hợp, giúp tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, phải tăng cường sự quản lý và giám sát của nhà nước đối với các hoạt động bảo hiểm, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

分享到: