【kết quả bóng đá giao hữu clb hôm nay】Soi kèo phạt góc hôm nay, Kèo góc tài xỉu trực tuyến tối nay
Chưa đủ chế tài để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm nước
Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, Cố vấn Liên minh Nước sạch cho biết: Tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng xảy ra chủ yếu ở hàng ngàn những khúc sông, suối nhỏ, các thủy vực gắn liền với khu cụm công nghiệp, các làng nghề và các khu đô thị. Các nguồn ô nhiễm khác do các hoạt động nông nghiệp và từ các khu dân cư.
Do tính chất đa dạng của các chất gây ô nhiễm và độ bao phủ xuyên biên giới của nước, việc kiểm soát ô nhiễm nước phức tạp và đòi hỏi có một luật riêng, với chế tài mạnh, rõ ràng, kết hợp được giữa công nghệ và quản lý, có tính thực thi cao, hệ thống giám sát chuyên nghiệp, nguồn vốn đủ... Trong khi chờ đợi một Luật Kiểm soát ô nhiễm nước ra đời, các ưu tiên xử lý ô nhiễm và khôi phục triệt để tập trung vào các sông suối nhỏ đang bị ô nhiễm.
Hiện mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng, do không kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.
Tại một số địa phương ở Việt Nam, sau khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ cho thấy 40-50% là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Bà Lý cho biết thêm, hầu hết tất cả các dòng sông nhỏ ở Việt Nam đều bị ô nhiễm nghiêm trọng do quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, Luật Bảo vệ Môi trường hiện nay chưa đủ để kiểm soát ô nhiễm nước. Vì vậy, Luật Kiếm soát ô nhiễm nước (KSONN) ra đời sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để ngăn chặn xu hướng ô nhiễm, thực hiện việc khôi phục nguồn nước trở về trạng thái như trước.
Theo ông Nguyễn Xuân Bạch, Nguyên Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, cố vấn Liên minh nước sạch cho rằng, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, mà không quan tâm tới môi trường sẽ phải trả giá. Việc xây dựng luật KSONN là cần thiết, và cần sớm xây dựng để thể đưa vào trình Quốc hội xem xét.
Cần tránh chồng chéo trong qui định về kiểm soát ô nhiễm nước
Ông Nguyên Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng Luật KSONN ra đời với mục đích xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí ô nhiễm, chỉ tiêu về môi trường nước, xây dựng được hệ thống quan trắc khách quan, không chỉ thông qua báo cáo mà kiểm tra giám sát thực tiễn, từ đó có thể kiểm soát ô nhiễm từ đầu nguồn.
Đại diện của Cục quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại nhiều quốc ra trên thế giới đã ban hành luật KSONN, tại Trung Quốc Luật KSONN đã được ra đời từ năm 1984. Tại Việt Nam, chúng ta có Luật BVMT tuy nhiên đây mới là luật khung, những nội dung quy định mang tính báo quát, nguyên tắc chung. Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước cũng chỉ dừng lại ở các điều khoản có tính khuyên tắc, nên tính khả thi của điều luật còn yếu. Vì vậy cần có Luật chuyên biệt để cụ thể hóa những lĩnh vực cụ thể như kiểm soát ô nhiễm, ô nhiễm không khí...
Ông Lương Đức Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Luật dân sự, Bộ Tư Pháp cho rằng vấn đề ô nhiễm nguồn nước ai cũng thấy, tuy nhiên cần phân tích đánh giá rõ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước để xem vấn đề về kiểm soát ô nhiễm nước đã được đề cập tới đâu, ở mức độ nào.
“Cần đánh giá kỹ hơn nữa thực trạng thi hành pháp luật, nếu luật chưa đủ cần tập trung xây dựng, tuy nhiên nếu còn tản mạn ở một số luật thì cần đề xuất kiến nghị để sủa đổi, tránh việc thêm một hệ thống luật chồng chéo lên nhau”, ông Tuấn cho hay./.
Hồng Quyên