Trên tinh thần khẩn trương,đẩytiếntrnhgiảingnvốnđầutưepl bxh quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải giải ngân hết nguồn vốn còn lại của năm 2020.
Các chủ đầu tư đang thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.
Chuyển biến tích cực
Sau hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc từ tháng trước, tình hình giải ngân vốn đã có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều cách làm mới, quyết tâm mới. Cùng với các đoàn công tác của Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vào cuộc đi từng công trình khảo sát, đôn đốc. Nhiều Tỉnh ủy, Thành ủy ban hành Nghị quyết về giải ngân vốn đầu tư công; nêu cao vai trò của hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, đưa ra chế tài mạnh như làm chậm thì không được tham gia đấu thầu công trình và không tham gia làm chủ đầu tư các công trình tiếp theo. Với nỗ lực trên, các bộ, ngành, địa phương có quyết tâm giải ngân từ 95-100% vốn đầu tư công, nhất là những địa phương có số vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Sau hội nghị lần trước, thành phố cụ thể hơn nhiều giải pháp, tổ chức giao ban với các sở, ngành thúc đẩy tiến độ; khảo sát thực tế và chỉ đạo trực tiếp tại công trường, đẩy mạnh quyết toán tối đa 30 ngày… Một giải pháp rất hiệu quả là chủ đầu tư sẽ tổ chức thanh toán tại Kho bạc Nhà nước, công tác này rất hiệu quả nên không có chủ đầu tư chậm quyết toán. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, trường hợp giải ngân không đạt yêu cầu sẽ truy cứu trách nhiệm người đứng đầu, không xét thi đua.
Các nhà thầu tăng cường nhân lực, vật lực thi công tại các công trường.
Nói về giải pháp của địa phương, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Lê Quang Mạnh cho biết: Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố cùng vào cuộc giải quyết nút thắt lớn nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Cũng trong tháng qua, thành phố đã cắt hợp đồng một số nhà thầu cố tình triển khai chậm.
Nhiều tỉnh, nhiều bộ được Thủ tướng Chính phủ đánh giá làm rất tốt công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản như Hưng Yên hơn 91%, Nghệ An 75%, Ninh Bình 73%, Liên minh Hợp tác xã 100%, Ngân hàng Chính sách xã hội 99,47%, Bộ Nội vụ 62,85%... Nhiều địa phương chỉ đạt 20-30% trong tháng 5, tháng 6, nhưng đến hết tháng 8 giải ngân được 60% nguồn vốn. Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải cho hay: Tỉnh xác định ngay đầu năm vai trò quan trọng của công tác giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tỉnh Thái Bình đang đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ đây đến cuối năm. Đồng thời tiếp tục rà soát, yêu cầu chủ đầu tư xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng dự án; phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm trực tiếp.
Đáng mừng là phần lớn các bộ, ngành, địa phương đều hứa, quyết tâm giải ngân từ 95-100% vốn đầu tư công. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay: “Thời gian qua, chúng tôi phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo nhà thầu với các điều khoản xử phạt rõ ràng. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với nhiều bộ, ngành tháo gỡ khó khăn. Tất cả các dự án giao thông liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng được theo sát để tháo gỡ vướng mắc, trong đó có sự giúp đỡ tích cực của địa phương”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã thành lập một số đoàn công tác, giúp tháo gỡ nhanh vướng mắc của các địa phương, bộ, ngành liên quan. Trong đó có các dự án ODA. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”.
Tình hình giải ngân đầu tư công đã chuyển biến, nhưng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh; quyết giải ngân hết số vốn đầu tư còn lại của năm 2020. Thủ tướng nhắc lại tinh thần giải ngân hết số vốn 630.000 tỉ đồng trong năm nay, đây là nguồn quan trọng cho tăng trưởng, giải quyết nhiều việc làm. Khi chỉ còn 20 tuần nữa, tức là 4 tháng là kết thúc năm 2020, nhiệm vụ rất nặng nề để giải ngân hết trên 55% số vốn đầu tư còn lại (khoảng 350.000 tỉ đồng).
Với tinh thần giải ngân hết toàn bộ số vốn, tất cả bộ, ngành địa phương phải quyết liệt vào cuộc. Đề nghị Bí thư các tỉnh, thành trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ hiệu quả các giải pháp giải ngân quyết liệt, đảm bảo khối lượng, chất lượng, tránh tình trạng tham nhũng, tiêu cực, nảy sinh vấn đề phức tạp. Không để tình trạng làm xấu, làm ẩu, để lại hậu quả nghiêm trọng. Đối với dự án khởi công mới, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư. Các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội, tạo quyết tâm mới, thực hiện quyết liệt nhiệm vụ giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.
Quyết tâm cao
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Hậu Giang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân vốn 100% vào cuối năm. Các hội nghị thúc đẩy tiến độ được UBND tỉnh tổ chức thường xuyên, qua đây kịp thời phát hiện, tháo nút thắt trong việc chậm triển khai dự án và giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản.
Trong hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cuối tuần qua, các ngành tỉnh tập trung bàn sâu nguyên nhân giải ngân thấp. Trong đó, giải phóng mặt bằng chậm, nhìn nhận các vấn đề về năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý dự án; năng lực của nhà thầu, nhất là về tài chính, chuyên môn nghiệp vụ; vướng mắc quy trình thủ tục dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Công tác phối hợp chưa thật sự trách nhiệm, khi gặp khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết đến nơi đến chốn…
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu cho rằng việc giải ngân và thực hiện dự án chậm chủ yếu là do nhiều nguyên nhân chủ quan; từ khâu lập dự án không sát, phối hợp chưa chặt chẽ dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Trách nhiệm của các nhà thầu và chủ đầu tư chưa cao. Về giải phóng mặt bằng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đồng chí Bí thư các huyện, thị xã, thành phố quyết liệt vào cuộc. Quá trình triển khai dự án phải thực hiện hết sức chặt chẽ; chủ động làm các khu tái định cư. Áp dụng tối đa chính sách hỗ trợ, không để người dân chịu thiệt thòi khi giải phóng mặt bằng. Quán triệt và triển khai nghiêm chương trình hành động về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.
Trên tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Hậu Giang lập 9 tổ công tác chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Ngay sau khi thành lập, các tổ xúc tiến thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, giải ngân trên lĩnh vực được phân công. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh chỉ đạo các chủ đầu tư làm việc cụ thể với nhà thầu, đơn vị tư vấn, xác định tiến độ, thời gian, lộ trình cụ thể từng dự án. Đối với công trình chuyển tiếp, tiến độ vẫn phải đảm bảo, thủ tục thanh toán phải thực hiện nhanh để giải ngân. Đối với công trình vốn năm 2020, phải tăng cường đôn đốc khối lượng thực hiện, đảm bảo chất lượng. Công trình nào đã hoàn thành phải nghiệm thu, thanh quyết toán cho xong. Công trình còn vướng giải phóng mặt bằng, đề nghị khẩn trương phối hợp nhịp nhàng để xử lý. Không chấp nhận chuyện lý do này, lý do khác để làm chậm tiến độ công trình. Phải mạnh tay thực hiện cam kết của nhà thầu với chủ đầu tư về tiến độ thực hiện các dự án. Có khối lượng bao nhiêu, giải ngân bấy nhiêu. Thủ tục phải làm đồng bộ để giải ngân, không để dồn vào cuối năm.
Tương tự, trên lĩnh vực giao thông do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Tuấn làm tổ trưởng cũng xúc tiến gỡ vướng trên từng dự án. Đồng thời đề nghị lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phối hợp xử lý vướng mắc phải liên tục, chặt chẽ. Khó khăn đến đâu, báo cáo về UBND tỉnh đến đó để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ. Lãnh đạo các huyện phối hợp, hỗ trợ Ban quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án đi qua địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân là nhiệm vụ cấp bách, tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng công trình. Tập trung cho các dự án Đường tỉnh 927C, Đường tỉnh 931; đường ô tô về trung tâm xã Đông Phước A; đường số 1 nối dài đến chợ nổi Ngã Bảy.
Cũng trong tháng 8, UBND tỉnh ban hành chương trình hành động về giải ngân vốn đầu tư công năm 2020. Trong đó, xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020 của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở địa phương. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao năm 2020. Xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; chịu trách nhiệm toàn diện với Tỉnh ủy, UBND tỉnh khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, vốn năm 2020 giao từ đầu năm đến nay trên 3.000 tỉ đồng. Trong đó, tổng nguồn thực tế để phân bổ cho các dự án trên 2.700 tỉ đồng (tỉnh quản lý 52,10%; huyện quản lý 47,90%). Tổng khối lượng thực hiện đạt 52,52%, thấp hơn 7,8% so với cùng kỳ. Giá trị giải ngân đạt 52,23%, thấp hơn 5,24% so với cùng kỳ. Đối với kế hoạch vốn do các sở, ban, ngành tỉnh quản lý, giải ngân đạt 42,97%; kế hoạch vốn do các địa phương quản lý, giải ngân đạt 62,31%. |
Bài, ảnh: ẨN LIÊN