VHO - Sáng nay 18.11,ưngbừngNgàyhộiĐạiđoànkếttoàndântộbảng xếp hạng bồ đào nha 2 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
Ngày hội do Khu các làng dân tộc (Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam) phối hợp với 16 nhóm đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng tổ chức.
Ngày hội diễn ra sôi nổi các màn múa, hát, giao lưu văn nghệ của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng đã khiến Ngày hội thấm đẫm sắc màu văn hóa. Họ đã trình diễn, giới thiệu những tinh túy trong văn hóa của dân tộc mình đến người dân, du khách đến với Ngày hội.
Nhóm đồng bào dân tộc Thái đã trình diễn tới người dân và du khách điệu xòe và những màn múa uyển chuyển cùng những bộ trang phục tinh tế của các cô gái Thái; những điệu múa, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông; tiếng chồng chiêng… làm rộn vang một góc Làng.
Trong không khí tưng bừng của Ngày hội, những điệu hát Then, đàn Tính do đồng bào Tày, Nùng, Dao biểu diễn thu hút sự chú ý của du khách. Người Mường thì thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua Diễn tấu chiêng Mường “Vui hội xứ Mường”.
Trong khi đó, nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã trình diễn những màn múa xoang, hòa tấu cồng chiêng. của người Xơ Đăng, Ê đê, Cơ Tu… Du khách đến với Ngày hội đắm chìm bởi những âm thanh réo rắt trầm bổng của đàn T'rưng qua tiết mục “Buôn làng vào hội” do Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh (dân tộc Xơ Đăng) biểu diễn.
Trong khi đó, đồng bào Khmer lại đem đến Ngày hội màn trình diễn múa gáo dừa. Người xem bị cuồn vào các động tác múa, thả hồn theo tiếng nhạc du dương.
Với chiếc gáo dừa bình dị cùng tiết tấu nhạc nhịp nhàng các chàng trai, cô gái Khmer cùng nhau vui múa để xua đi nỗi mệt nhọc sau một ngày lao động vất vả. Điệu múa này khá đơn giản, trên tay mỗi người cầm chiếc gáo dừa nhỏ xinh, lúc thì quây thành vòng tròn, khi thì tản thành, hàng ngang, hàng dọc kết hợp bước chân nhịp nhàng, uyển chuyển…
Đặc biệt, không gian của Ngày hội nhộn nhịp, tưng bừng với Vũ điệu kết đoàn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo, vun vén cho sự nghiệp đại đoàn kết của dân tộc, Người khẳng định rằng “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ thành công, thành công, đại thành công”. Ghi nhớ lời dặn dò ấy, người con của núi rừng phía Bắc, bà Tòng Thị Phóng - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đã biên đạo bài múa “Vũ điệu kết đoàn”. Điệu múa mang ý nghĩa cho sự gắn bó keo sơn, bền chặt của 54 dân tộc anh em.
Tại Ngày hội, cùng với các tiết mục trình diễn đặc sắc của các nhóm đồng bào dân tộc đang đang hoạt động hàng ngày tại Làng, người dân và du khách, sinh viên… cũng đã có các tiết mục văn hóa, nghệ thuật giao lưu. Hoạt động này giúp người dân và du khách được trải nghiệm một sân chơi cởi mở, hứng khởi, đậm nét văn hóa vùng miền ngay tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.