【lichthidaubongda anh】Soi kèo phạt góc Bahrain vs Australia, 01h15 ngày 20/11

Tận dụng lợi thế, xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh tư liệu

Xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số

Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 6 tháng đầu năm 2024, cả nước thu hoạch 3,48 triệu ha lúa, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2023; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu giữ vững diện tích gieo trồng lúa đạt 7,1 triệu ha, sản lượng trên 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, giá trị đạt 5 tỷ USD.

Sản lượng lúa gạo tăng là tiền đề cho gạo đạt lượng lớn xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu gạo thế giới đang tăng cao. Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gạo cả nước đạt 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng tăng tới 32% về giá trị. Các chuyên gia ngành Nông nghiệp nhận định, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm đến nay do giá xuất khẩu gạo tăng. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore… Trong đó, thị trường Philippines chiếm hơn 38% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Có thể thấy, tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến từ việc khai thác tốt thị trường nhập khẩu Philippines. Từ đầu năm 2024 đến nay, quốc gia vùng Đông Nam Á này tăng sản lượng tiêu thụ gạo nước ta lên 1 triệu tấn và nhiều khả năng năm nay sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã hạn chế, gần như là cấm xuất khẩu gạo tẻ. Ở chiều ngược lại, đây lại là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc đàm phán cũng như thúc đẩy gia tăng giá trị hạt gạo.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, với những dấu hiệu trên cho thấy, Việt Nam có thể vượt mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2024 và Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lúa gạo của thế giới.

Đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, 6 tháng cuối năm, mặt hàng lúa gạo sẽ đối diện với thách thức, khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, phải chú trọng tới sản lượng bởi tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu là điều không thể lường trước.

Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, việc tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạo, cũng như cải thiện quy trình bảo quản và vận chuyển sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, để thúc đẩy phát triển bền vững xuất khẩu gạo, bên cạnh đẩy mạnh liên kết chuỗi, cần tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng gạo xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Trong đó, đặc biệt lưu ý các vấn đề về an toàn thực phẩm do các thị trường ngày càng siết chặt các quy định đối với sản phẩm nhập khẩu (Trung Quốc, Philippines).

Về phía Bộ NN&PTNT, sẽ tiếp tục phối hợp cùng các bộ ngành nghiên cứu tìm kiếm nhằm đa dạng hóa thị trường, tránh để lệ thuộc vào một thị trường; tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thế hệ mới mang lại tại các khu vực, thị trường mới như châu Mỹ (Peru, Mexico), EU...

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tích cực phối hợp với Bộ Công thương, địa phương, hiệp hội và thương nhân trong việc tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và tạo thuận lợi giao thương, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường lương thực thế giới.

Về phía hiệp hội, để xuất khẩu gạo tiếp tục tăng cao, ông Nguyễn Ngọc Nam đề xuất Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương tăng cường công tác thông tin số liệu xuất khẩu để công tác cân đối cung cầu mặt hàng gạo được thuận lợi hơn. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu và khả năng xúc tiến thương mại gạo vào các thị trường nhập khẩu; kịp thời cập nhật thông tin để doanh nghiệp, hiệp hội xây dựng định hướng kinh doanh xuất khẩu. Cùng với đó cần tăng cường nghiên cứu, đàm phán ký kết các thỏa thuận thương mại với một số thị trường tiềm năng; rà soát các hiệp định đã được thực thi để đề nghị đối tác gia tăng hạn ngạch cho xuất khẩu gạo Việt Nam./.

Cúp C2
上一篇:Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
下一篇:Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn