Đột phá cải cách thể chế tạo động lực cho nền kinh tế phát triển Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế Đầu tư công trung hạn 2021-2025: Tập trung trọng tâm,ếntạohìnhthànhnềntảngquantrọngchopháttriểnđấtnướctrungvàdàihạbảng xep hang duc trọng điểm Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đất nước ta đã đi qua 1/3 chặng đường thực hiện Chiến lược 10 năm, hơn nửa chặng đường thực hiện Kế hoạch 5 năm theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Do vậy, đây là thời điểm quan trọng, để toàn ngành kế hoạch - đầu tư và thống kê cùng nhìn lại những gì đã làm được, chưa làm được như kỳ vọng của chúng ta trong hơn nửa nhiệm kỳ vừa qua, kịp thời rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời bám sát bối cảnh, tình hình, thách thức mới đặt ra và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, ưu tiên của ngành trong thời gian tới.
Nhìn lại từ năm 2020 đến nay, thế giới đang thay đổi rất nhanh, căn bản, toàn diện và sâu sắc, đồng thời cũng rất phức tạp, khó lường, khó dự báo trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội, an ninh khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó là các tác động nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các vấn đề về an ninh lương thực, năng lượng, đói nghèo.
Bối cảnh, tình hình thế giới đã tác động không nhỏ, trong cả trước mắt và lâu dài đến nền kinh tế của cả nước và các địa phương, nhưng chúng ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trong năm 2023 và trong hơn nửa nhiệm kỳ qua, đặc biệt trong tâm thế bản lĩnh, tự tin, từng bước giải quyết những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời từng bước chủ động kiến tạo, hình thành nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước trong trung và dài hạn.
Trong đó, có những thành tựu nổi bật, mang tính lịch sử trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam, tạo vận hội, thời cơ, thuận lợi mới để cả nước chuyển mình theo các mục tiêu Đại hội Đảng XIII đặt ra là: đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Việc phát triển hệ tư duy mới, tầm nhìn chiến lược mới về phát triển, phù hợp với thế và lực mới của đất nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra. “Trong đầu tư công, chúng ta đã nỗ lực khắc phục bằng được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, lợi ích cục bộ để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án lớn, đường cao tốc, liên vùng, ven biển… cho đột phá hạ tầng của đất nước. Cụ thể như đã giảm từ khoảng 60 chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 xuống 21 chương trình giai đoạn 2016-2020, đến nay chỉ còn 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025; cắt giảm khoảng 12.000 dự án sử dụng ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016-2020 xuống dưới 5.000 dự án trong giai đoạn 2021-2025”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Quang cảnh hội nghị. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Đề cập đến mục tiêu trong năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành kế hoạch và đầu tư thời gian tới là tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong giai đoạn 2026 - 2030, cần tiếp tục ưu tiên nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 5.000 km đường cao tốc; hạ tầng đường sắt (đặc biệt là triển khai dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam), hệ thống cảng biển, các tuyến kết nối để hoàn thiện mạng lưới vận tải đa phương thức, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Năm 2024 cũng là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn tăng tốc trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025; chuẩn bị nền tảng để đón nhận thời cơ, vận hội mới cho bước ngoặt của đất nước và tổ chức tổng kết, đánh giá, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm 2026-2030. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phát huy cao nhất vai trò là cơ quan tổng tham mưu, chuẩn bị tâm thế, phản ứng chính sách và nguồn lực với dự báo tình hình tiếp tục khó khăn và có thể khó khăn hơn năm 2023, làm việc tích cực, mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong năm 2024.
Đồng thời, tiếp tục nỗ lực điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực); huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước. Đồng thời, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hướng tới mục tiêu có 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn; sớm tăng thêm 50.000-100.000 nhân lực chất lượng cao nói chung cho phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện hiệu quả, thực chất, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tham mưu triển khai, thúc đẩy các mô hình, lĩnh vực kinh tế mới, như bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...
顶: 5943踩: 51
【bảng xep hang duc】Soi kèo góc Indonesia vs Saudi Arabia, 19h00 ngày 19/11
人参与 | 时间:2025-01-16 18:51:55
相关文章
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Bộ Công Thương đổi mới tuyên truyền về hội nhập kinh tế
评论专区