Bốn ngành học ít được thí sinh lựa chọn
Ngày 3/3,ểnsinhcaođẳngđạihọcĐơngiảnhóaviệcđăngkýxéttuyểtài xỉu 2,75 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm 2023 nhằm tổng kết công tác tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời thảo luận một số nội dung cần thống nhất để triển khai công tác tuyển sinh trong năm nay.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, hằng năm, công tác tuyển sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng, là chủ thể quan tâm của toàn xã hội. Mỗi năm, tuyển sinh đại học, cao đẳng tác động trực tiếp, hệ trọng tới trước hết gần 1 triệu học sinh lớp 12 và cả 2 triệu học sinh lớp 10, 11; cùng với từng đó số gia đình - chiếm ít nhất khoảng 5% dân số.
“Việc gần 600.000 học sinh mỗi năm vào học trường nào, ngành nào là một trong những yếu tố quyết định tương lai không chỉ của bản thân từng học sinh và gia đình, mà còn là tương lai của đất nước, toàn xã hội. Tuyển sinh tốt sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động tốt cho nhà trường. Có được hiệu quả hoạt động tốt, chúng ta có cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại giá trị, lợi ích cho người học và cho xã hội” - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.
Quang cảnh hội nghị |
Đối với toàn xã hội, việc các lĩnh vực đào tạo, các ngành nghề được sinh viên lựa chọn, sẽ tác động tới phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao. Cùng với phát triển khoa học công nghệ, đóng góp cho việc tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. "Vì vậy, tuyển sinh không chỉ là việc riêng của mỗi trường đại học, mà là sân chơi chung của các trường đại học trong hệ thống, là trách nhiệm của toàn ngành, không chỉ là của hệ thống giáo dục đại học" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết.
Điểm lại kết quả tuyển sinh năm 2022, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy cho biết, tổng số thí sinh nhập học trên toàn quốc là 521.263 em, đạt 83,39%, cao hơn số nhập học của các năm 2021 và 2020. Trong tổng số 330 cơ sở đào tạo, có 194 cơ sở (gần 59%) đạt tỷ lệ nhập học trên 80% so với chỉ tiêu và chiếm 79,42% so với tổng số thí sinh nhập học của cả nước.
Tại hội nghị, Bộ GD&ĐT cũng công bố tỷ lệ thí sinh nhập học trên toàn quốc theo gần 20 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất - 47,98%; xếp thứ hai là phương thức xét tuyển bằng học bạ - 37,18%. Với các phương thức còn lại, tỷ lệ thí sinh nhập học ở từng phương thức chỉ chiếm khoảng 1%. Đơn cử như ở phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển, tỷ lệ thí sinh nhập học đạt 0,65%. Phương thức xét tuyển qua phỏng vấn không có thí sinh nào nhập học. |
Theo bà Thủy, trong kỳ tuyển sinh năm 2022, vẫn còn một số thí sinh chọn nhầm phương thức xét tuyển. Có hiện tượng một số trường không báo cáo kết quả xét tuyển sớm lên hệ thống, gọi thí sinh nhập học khi các em chưa tốt nghiệp trung học phổ thông; chậm giải quyết sai sót cho thí sinh…
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, bốn lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong năm 2022, cũng là năm thứ ba liên tiếp, gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; khoa học sự sống; khoa học tự nhiên; dịch vụ xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như do trường chưa đủ uy tín, do vị trí địa lý, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp…
Thay đổi cách tính điểm ưu tiên
Năm 2023, Bộ GD&ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non cơ bản ổn định như năm trước. Điểm mới nữa mà thí sinh cần lưu ý là quy định điều chỉnh điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (theo thang điểm 10 và tổng điểm tối đa là 30) sẽ giảm dần. Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông và một năm kế tiếp. Các cơ sở đào tạo và thí sinh cần nắm rõ sự điều chỉnh này để có sự chủ động.
Để khắc phục những bất cập, tồn tại của kỳ tuyển sinh năm trước, Bộ GD&ĐT chủ trương đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển. Bộ cũng sẽ nâng cấp hệ thống tuyển sinh, bổ sung chức năng để các trường cập nhật kết quả kỳ thi riêng lên hệ thống. Các trường khác có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển, hạn chế việc tổ chức xét tuyển sớm cũng như bảo đảm sự chính xác, công bằng. Với cách thức này, thí sinh cũng sẽ bớt vất vả hơn khi có nguyện vọng sử dụng kết quả kỳ thi riêng của trường này để tham gia xét tuyển vào trường khác.
Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng cơ bản ổn định như năm trước. Ảnh: T.L |
Khẳng định giữ ổn định công tác tuyển sinh năm nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới, chỉ điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật để tạo thuận lợi nhiều hơn cho thí sinh. Các cơ sở đào tạo cần sớm hoàn thiện quy chế tuyển sinh của đơn vị, trên cơ sở này, sẽ hoàn thiện kế hoạch tuyển sinh cụ thể và các tài liệu hướng dẫn.
Các trường phổ thông rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin theo quy định lên cơ sở dữ liệu ngành, làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu cũng như tổ chức đăng ký xét tuyển thuận lợi, công bằng, chính xác. Các cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển sớm không được yêu cầu thí sinh nhập học trước thời gian quy định.
Theo kế hoạch dự kiến, thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển từ ngày 5/7 đến 17h ngày 25/7/2023. Đến 17h ngày 14/8/2023, các trường phải hoàn thành việc thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1. Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trên hệ thống trước 17h ngày 30/8/2023. Các trường tổ chức đăng ký và xét tuyển bổ sung từ tháng 9 đến tháng 12/2023. Như vậy, các mốc thời gian này cơ bản đã trở lại ổn định như thời gian chưa có dịch bệnh, bảo đảm để các trường tổ chức nhập học vào tháng 9/2023. |