Tổng cục Thuế thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 298 TTHC. Ảnh: Thuỳ Linh.
Trong đó,ànhTàichínhcungcấpthủtụcthànhdịchvụcôngtrựctuyếnmứcđộbóng đá nét 88 khối cơ quan bộ thực hiện 270 TTHC; Tổng cục Thuế thực hiện 298 TTHC; Tổng cục Hải quan thực hiện 180 TTHC; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện 184 TTHC; Kho bạc Nhà nước thực hiện 22 TTHC ; Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện 7 TTHC. Phân theo cấp độ, 114 TTHC đã được cung cấp thành DVCTT mức độ 1; 409 thủ tục đã được cung cấp thành DVCTT mức độ 2; 167 thủ tục đã được cung cấp thành DVCTT mức độ 3 và 271 thủ tục đã được cung cấp thành DVCTT mức độ 4.
Đánh giá chung, các DVCTT của ngành Tài chính được người dân, tổ chức và doanh nghiệp đón nhận và sử dụng rất hiệu quả. Số lượng hồ sơ tiếp nhận qua phương thức trực tuyến hàng năm lên tới 30 triệu hồ sơ, trong đó, số lượng hồ sơ DVCTT mức độ 4 đạt trên 24 triệu hồ sơ. Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế là 2 đơn vị có số lượng DVCTT mức độ 4 và số lượng hồ sơ tiếp nhận trực tuyến nhiều nhất. Ngoài ra, DVCTT cấp mã số quan hệ ngân sách, DVCTT lĩnh vực quản lý giá và DVCTT của Kho bạc Nhà nước cũng được người dân khai thác sử dụng hiệu quả.
Nhằm thực hiện hiệu quả DVCTT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng là Chủ tịch và trực tiếp chỉ đạo. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đang soạn thảo Nghị quyết về Chính phủ điện tử thay thế Nghị quyết 36a/NQ-CP.
Trong năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Quyết định số 985/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT.
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và Quyết định số 446/2018/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên, đồng thời tại một cuộc họp mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính đã quán triệt việc triển khai xây dựng DVCTT mức độ 3, 4 phải đảm bảo dựa trên các nguyên tắc: Xây dựng DVCTT mức độ 3, 4 trước hết nhằm mục đích phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, cần xây dựng DVCTT mức độ 3, 4 đối với những TTHC có số lượng hồ sơ phát sinh hàng năm lớn để đảm bảo mức độ hiệu quả trong việc xây dựng và sử dụng DVCTT; lấy người dùng làm trung tâm khi xây dựng các DVCTT, cụ thể: dễ dàng tìm kiếm dịch vụ, có hướng dẫn sử dụng dịch vụ chi tiết, có chức năng đánh giá sự hài lòng của người sử dụng,...
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ xây dựng, củng cố Hệ thống thông tin một cửa điện tử để đảm bảo khả năng kết nối chia sẻ thông tin giữa hệ thống thông tin của Bộ Tài chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong việc thực hiện TTHC. |