发布时间:2025-01-24 17:15:27 来源:VBet88 作者:Cúp C1
Bán thuốc “nhái”
Khi chúng tôi ghé vào nhà thuốc Minh Anh II,átnháonhàthuốlyon vs psg ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, hỏi mua thuốc Panadol, nhân viên nhà thuốc vận quần đùi, áo thun 2 dây đưa ra một vỉ thuốc mà thoạt nhìn cứ tưởng đó là Panadol. Nhưng xem kỹ, vỉ thuốc màu đỏ kia in nhãn biệt dược là Pancidol Extra, có cùng hoạt chất Paracetamol với Panadol do Công ty CP Dược phẩm TV.Pharm sản xuất.
Khi khách hàng thắc mắc không phải Panadol, nhân viên nhà thuốc này mới lấy chính xác vỉ thuốc Panadol Extra 12 viên/vỉ, bán với giá 15 nghìn đồng. Còn vỉ Pancidol Extra kia có giá 10 nghìn đồng với chỉ 10 viên. Chúng tôi hỏi sao mua Panadol mà lại đưa Pancidol, người bán thuốc nói “bị nhầm”.
Một nhà thuốc khác có tên Đức An, ở số 59E Hiệp Bình, tại phường Hiệp Bình Phước, cũng có kiểu bán Pancidol “thay” cho Panadol mà khách hàng yêu cầu. Anh Lê Tư Tùng - một người dân sống tại đây - cho biết, các nhà thuốc đều “hồn nhiên” đánh tráo như thế. “Có lần tôi phải chỉ vào vỉ thuốc Pancidol bảo họ đánh vần xem nó có phải là Panadol hay không thì họ mới chịu lấy đúng thuốc ra bán cho mình”, anh Tùng nói.
Điều đáng nói là những nhà thuốc bán thuốc lừa khách hàng này đều được Sở Y tế TPHCM cấp chứng nhận Thực hành nhà thuốc tốt- GPP. Còn tại nhà thuốc Mỹ Đức trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, khi chúng tôi hỏi có dược sĩ tư vấn thì nhân viên bán thuốc thú nhận: “Có tên dược sĩ đăng ký ở nhà thuốc nhưng cả tháng mới ghé một lần”. Người này nói có đoàn kiểm tra gọi dược sĩ mới tới trình diện, còn dược sĩ nơi đây là cho thuê bằng.
Giá “trên trời”
Không chỉ bán thuốc “nhái” tên thương mại để kiếm lời, nhiều nhà thuốc còn “chặt chém” và không niêm yết giá theo quy định của cơ quan chức năng. Một lần con gái bị ho, chị N.T.N. ra mua lọ HoAstex sirô tại nhà thuốc Minh Khoa, ở B4/9 Quốc Lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, với giá 60 nghìn đồng. Thế nhưng, cũng lọ thuốc này, chị N. mang đến hiệu thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 hỏi thì chỉ có giá khoảng 30 nghìn đồng.
Từ đó, chị N. lần lượt phát hiện ra các loại thuốc khác mà chị mua trước đây tại nhà thuốc Minh Khoa đều có giá “trên trời”. Theo điều tra của phóng viên, chai Trangala 8g trị ngứa chỉ có giá 6 nghìn đồng nhưng nhà thuốc này bán với giá 23 nghìn đồng. Hoặc tuýp kem Levigatus 20g trị sẹo chỉ có 18 nghìn đồng nhưng người dân phải mua 85 nghìn đồng/tuýp. “Khi tôi đem số thuốc trên đến khiếu nại nhà thuốc thì được bà Sáu, người bán thuốc tại đây giải thích thuốc của bà là thuốc ngoại nhập từ Mỹ nên giá khác!?”- chị N. kể.
Khi hỏi mua chai HoAstex, bà nói giá 50 nghìn đồng. Chúng tôi nói thường mua chỗ khác chỉ có 30 nghìn đồng thôi, bà Sáu liền bảo: “Muốn ba mươi thì có ba mươi, vì cái kia là hàng Singapore”. Ngày 28/5, khi chúng tôi ghé các nhà thuốc ở đường Hai Bà Trưng, quận 1 và quận 3, mua các loại thuốc chống động kinh Depakine và thuốc điều trị viêm gan C, cả hai loại này đều phải có bác sĩ kê toa và có đơn chỉ định điều trị chuyên khoa... nhưng các nhà thuốc tại đường này vẫn bán vô tư. Dù là nhà thuốc đạt chuẩn GPP, phải bán thuốc theo đơn nhưng nhân viên nơi đây không cần đơn thuốc.
Hoạt động chui
Nhà thuốc đạt chuẩn- GPP phải đảm bảo diện tích trên 30m2, nhiệt độ trong nhà thuốc phải đạt 25độ C, chủ nhà thuốc phải là dược sĩ đại học, được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề dược... Nhưng thực tế, hàng nghìn nhà thuốc ở TPHCM hoạt động bát nháo, không theo một khuôn phép nào.
Cách đây không lâu, cơ quan chức năng còn phát hiện tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP Thanh Quý ở trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận 11, còn bán hơn 100 loại thuốc... hết hạn sử dụng. Trong đó có nhiều loại thuốc đã hết hạn đến thời điểm kiểm tra từ 1-2 năm. Để “ăn” trên sức khỏe người bệnh, nhà thuốc này còn cắt mất hạn sử dụng để người mua không nhận ra.
Du chấn chỉnh, các nhà thuốc kiểu như vậy vẫn tràn lan. Ngày 28/5, chị T.Đ.Q.T. cho biết, gần nhà chị có nhà thuốc tại số 223 Phan Văn Hân ở phường 17, Q.Bình Thạnh hoạt động khi chưa có giấy phép. Vào tháng 3 vừa qua, mẹ chị T. mua thuốc tại đây về uống bị phản ứng phụ. Người nhà đến yêu cầu người bán thuốc xử trí giúp thì bị từ chối. “Lúc đó cả nhà mới nhận ra nhà thuốc này hoạt động chui vì không bảng hiệu, chỉ có quầy kính đựng thuốc mà thôi”- chị T. bức xúc.
Theo tìm hiểu, nhà thuốc này mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc vào ngày 12/5 vừa qua với hiệu “nhà thuốc Phạm Tuyền” do dược sĩ Nguyễn Thị Phương Huệ đứng tên. Tuy nhiên, theo chị T. và người dân xung quanh, cơ sở này đã có quầy thuốc và bán thuốc từ trước đó hơn cả tháng. Sở Y tế TPHCM đã xử phạt nhà thuốc 5 triệu đồng vì kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vào cuối tháng 4 vừa qua.
Tương tự, nhà thuốc Huỳnh Gia ở 138 Lê Văn Thịnh, P.Bình Trưng Tây, quận 2 cũng kinh doanh thuốc không phép và không chứng chỉ hành nghề. Cơ sở này cũng đã bị cơ quan chức năng phạt 15 triệu đồng.
Trả lời PV, Thanh tra Sở Y tế cho biết, 24 đoàn kiểm tra chuyên ngành quận huyện và 4 đoàn của Sở đang tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm, chưa có báo cáo số liệu, chưa thể nhận xét hay đánh giá gì. Đại diện Phòng quản lý dịch vụ y tư nhân thuốc cho rằng, hiện tại, 100% nhà thuốc tại TPHCM bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc” GPP. Tuy nhiên, so với thực tế mà chúng tôi ghi nhận, dường như chuẩn GPP vẫn là “lá bùa” cho các nhà thuốc hoạt động chặt chém trên sức khỏe người dân. |
TheoTiền phong
Vụ bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc cản quang: Lãnh đạo ngành y tế Thanh Hóa nói gì?
相关文章
随便看看