发布时间:2025-01-13 13:06:31 来源:VBet88 作者:Cúp C2
Thực hiện 78.607 cuộc thanh tra,ịpthờichấnchỉnhsaiphạmtrongquảnlýngânsáchnhànướcquathanhtrakiểgetafe đấu với betis kiểm tra
Sáng ngày 23/12/2022, Thanh tra Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra tài chính năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi dự hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Huy Trường – Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, ngay từ đầu năm, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) thuộc Bộ Tài chính đã quán triệt, thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2022; đồng thời bố trí lực lượng, tổ chức triển khai kịp thời các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ và ngành Tài chính.
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường báo cáo tại hội nghị. Ảnh: H.T |
Trong năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng TTCN thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện 78.607 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 875.720 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính 78.217 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi 18.564,7 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 54.535,9 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 5.116,6 tỷ đồng); số tiền đã thu 11.861,7 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhận định, thời gian qua Thanh tra Bộ Tài chính đã giúp Tổng cục Hải quan thực hiện TTCN, nhất là tại các địa phương để không xảy ra vướng mắc. Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn bổ ích giúp thanh tra ngành Hải quan có thể thực hiện đúng các quy định mới của Thanh tra Chính phủ cũng như pháp luật liên quan về thanh tra, kiểm tra. Ông Tưởng cũng cho biết, năm 2022, Thanh tra Bộ Tài chính đã trở thành “cầu nối” kết nối thông tin giữa Tổng cục Hải quan với các đoàn thanh tra kiểm tra cấp trên trong việc cung cấp thông tin tài liệu, đáp ứng yêu cầu hoàn thành các nội dung mà các đoàn thanh tra kiểm tra yêu cầu. Riêng về việc xây dựng Luật Thanh tra sửa đổi, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã giúp Tổng cục Hải quan sửa đổi các quy định đáp ứng với yêu cầu của ngành. Nhờ vậy công tác thanh tra kiểm tra trong năm 2022 của ngành Hải quan đạt kết quả tốt. |
Cũng theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, do có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ đột xuất được giao nên chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra được nâng cao, kiến nghị đề xuất mang tính thiết thực, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý điều hành tài chính ngân sách của Bộ Tài chính cũng như công tác quản lý tài chính của các đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
Đơn cử như với ngành Thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo hệ thống tập trung, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số nội dung trọng tâm, trọng điểm như: Kiểm tra sử dụng hóa đơn; công tác hoàn thuế GTGT; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; đẩy mạnh công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực bất động sản, hoạt động thương mại điện tử, hoạt động mua bán online trên các mạng xã hội.
Toàn hệ thống thuế đã thực hiện 74.066 cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm tra 873.929 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 68.218,8 tỷ đồng. Đồng thời, toàn ngành Thuế đã thực hiện 1.432 cuộc kiểm tra tại 1.532 đơn vị. Số cán bộ thuế vi phạm phát hiện qua kiểm tra bị kiến nghị xử lý hành chính là 1.035 người; đã xử lý 1.003 người, gồm kiểm điểm rút kinh nghiệm 1.002 người, cách chức 1 người.
Đối với Kho bạc Nhà nước (KBNN), toàn hệ thống đã đẩy mạnh thực hiện hoạt động kiểm tra và TTCN thông qua môi trường số và hệ thống thông tin; tập trung thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cho hoạt động thường xuyên và đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản nội ngành,...
Trong năm 2022, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện 217 cuộc TTCN, 1.129 cuộc kiểm tra nội bộ. Kết quả kiến nghị xử lý tài chính 4,3 tỷ đồng; trong đó, thu NSNN 2,4 tỷ đồng, kiến nghị khác 1,7 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 196 triệu đồng, số tiền đã các đơn vị đã nộp NSNN 3,98 tỷ đồng...
Tiếp tục chú trọng cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra
Đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2023, ông Trần Huy Trường cho biết, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng TTCN trực thuộc sẽ tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023 đã được phê duyệt, đồng thời đảm bảo lực lượng dự phòng đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo. Các cuộc thanh tra đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Thanh tra, Thông tư hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.T |
Chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên báo cáo và đề xuất các phương án xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra. Thanh tra Bộ và các đơn vị có chức năng TTCN thuộc Bộ Tài chính chủ động xây dựng phương án triển khai, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tế.
Báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra năm 2022 đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Các đoàn thanh tra chấp hành đúng quy định về trình tự, thủ tục; đảm bảo thời gian và kế hoạch được duyệt; thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra đều chấp hành nghiêm kỷ luật và quy chế. Nội dung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ; hoàn thành đúng tiến độ. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra; quy trình, quy chế đoàn thanh tra cũng như kỷ cương, kỷ luật trong ngành được tăng cường. Cán bộ, công chức khi tiến hành thanh tra đều tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra, bao che cho đối tượng thanh tra. |
Tổ chức triển khai thực hiện về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra theo đúng quy định để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tính chính xác của kết luận thanh tra.
Tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện thiếu triệt để, đồng thời có kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và với các cơ quan chức năng khác như cơ quan Cảnh sát điều tra, Tòa án, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước... phát hiện sớm các trường hợp vi phạm về quản lý tài chính, quản lý tài sản, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Đặc biệt, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng TTCN trực thuộc Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hải quan và trong toàn ngành; tăng cường đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế, kê khai hải quan theo mức độ rủi ro nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi gian lận.
Đối với Thanh tra Bộ Tài chính, ông Trường cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo, kịp thời hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị từ công tác xây dựng kế hoạch đến công tác thanh tra, kiểm tra giữa các đơn vị thanh tra tài chính. Tăng cường thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện, phòng ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm. Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Thanh tra Bộ với TTCN các tổng cục đối với các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng để có được những đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành và hiệu quả phát huy trong thực tiễn. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức, phương pháp tổ chức hoạt động thanh tra; nêu cao trách nhiệm, kỷ luật, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhận định, kết quả năm 2022 của Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra thuộc Bộ là rất ấn tượng với những con số nổi bật, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của ngành Tài chính năm 2022. Tuy nhiên, bước sang năm 2023 sẽ có rất nhiều khó khăn với các yếu tố bất định và khó lường. Chính vì vậy, Thanh tra Bộ Tài chính cũng như các đơn vị có chức năng thanh tra thuộc Bộ phải chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp ngay từ đầu năm; từ đó triển khai thực hiện thật hiệu quả. |
相关文章
随便看看