TheìsaoViệtNamcầnchuyểnđổimôhìnhtăngtrưởngtheođịnhhướngđổimớisángtạti le keo bong da tvo định nghĩa được đưa ra trong Báo cáo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam”, đổi mới sáng tạo (ĐMST) được hiểu là việc giới thiệu và áp dụng các sản phẩm, công nghệ, quy trình kinh doanh, mô hình kinh doanh và ý tưởng mới trên thị trường, cũng như việc phát minh ra ý tưởng mới.
Theo quan điểm truyền thống, ĐMST được nhìn nhận qua lăng kính hẹp của khoa học, nghiên cứu và triển khai (R&D), và phát minh sáng chế thuần tuý. Báo cáo này nhìn nhận ĐMST ở phạm vi rộng hơn, khi doanh nghiệp ứng dụng các tri thức/công nghệ tiên tiến sẵn có và trí thức mới nhằm thúc đẩy năng suất và tăng trưởng. Áp dụng và phổ biến tri thức, công nghệ mới mang lại rất nhiều lợi ích tiềm năng, tuy nhiên, các Chính phủ, bao gồm cả Việt Nam, vẫn chưa nỗ lực đầu tư tương xứng để hiện thực hoá những lợi ích này.
Sự cần thiết của mô hình tăng trưởng theo định hướng đổi mới sáng tạo và năng suất
Theo Báo cáo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam”, Việt Nam đã đạt được các thành tựu phát triển ấn tượng trong 30 năm qua. Tăng trưởng duy trì ở mức cao, bình quân 7% kể từ năm 1988 đã dẫn tới thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp năm lần, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. Nhờ mở cửa thương mại và đầu tư, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và tạo ra nhiều việc làm trong phân khúc thâm dụng lao động theo định hướng xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).
Ngày nay, Việt Nam là nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, sản xuất hơn 40% sản phẩm điện thoại của Samsung trên toàn cầu - thể hiện rõ thành công của chiến lược tăng trưởng. Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong chuyển đổi kinh tế với những thách thức chưa từng có tiền lệ trên thế giới và trong nước, đặt ra nhu cầu bức thiết cần thúc đẩy ĐMST trong chương trình nghị sự phát triển quốc gia.