【trực tiếp bóng đá 24/7】Soi kèo góc MU vs Everton, 20h30 ngày 1/12
作者:Nhà cái uy tín 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 20:09:55 评论数:
Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt trên 4,7 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khoảng 3,9 tỷ USD, khu vực kinh tế tư nhân hơn 666 triệu USD, còn lại là khu vực kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước trên 80 triệu USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 5%, doanh nghiệp trong nước tăng trên 2%.
Kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai có trên 80% thuộc về khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây cũng là những doanh nghiệp hưởng được nhiều lợi thế nhất từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTA) đã ký kết. Hơn 2 năm qua, làn sóng đầu tư từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... vào tỉnh Đồng Nai liên tục tăng cao là nhờ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết.
Trong đó, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã liên tục đầu tư vào Đồng Nai. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, đến cuối tháng 4/2016, Nhật Bản đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai 206 dự án với tổng vốn trên 3,71 tỷ USD. Đây là quốc gia xếp thứ 3 trong hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh này.
Phía Đồng Nai cũng hình thành riêng các khu công nghiệp ưu tiên cho doanh nghiệp Nhật Bản, như: Khu công nghiệp Long Đức (huyện Long Thành), Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch). Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Đồng Nai coi Nhật Bản là đối tác quan trọng nên hàng năm đều tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại nước này để mời gọi đầu tư vào những lĩnh vực tỉnh còn đang yếu và thiếu. Phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai đều hoạt động hiệu quả.
Đồng Nai hiện đang xếp thứ 4 cả nước về thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư của tỉnh. Với lợi thế về giao thông và tới đây sân bay Long Thành được xây dựng, tỉnh sẽ là nơi hút được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hơn nữa so với các tỉnh, thành khác ở phía Nam.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết, mặc dù xuất khẩu có tăng nhưng lợi nhuận thu về lại giảm nên chưa mặn mà với việc mở rộng sản xuất. Nguyên liệu nhập khẩu về giá tăng cao, giá điện, công lao động đều tăng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bị đẩy lên trong khi hàng xuất khẩu giá lại hạ. Đó là do các quy định để hưởng ưu đãi từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do mà Việt nam đã ký kết đòi hỏi rất kỹ là nguyên liệu phải sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước cùng tham gia FTA.
Thực tế, nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nên ít được hưởng các ưu đãi. Gần đây, nhiều doanh nghiệp chuyển qua nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN, nhưng giá nguyên liệu khá cao. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp trong nước lại phải tìm đến những bạn hàng cũ./…
Theo dangcongsan.vn