Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết,ơntỷđồngtừdịchvụmôitrườngrừhamburger đấu với paderborn kể từ khi Nghị định số 99/2010 NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR đi vào cuộc sống, mỗi năm cả nước đã thu hàng trăm tỷ đồng, chi trả cho những tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ này, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao thu nhập người dân… Riêng từ đầu năm đến nay, cả nước đã thu được hơn 518 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt hơn 96% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, thu từ thủy điện là 499,637 tỷ đồng; từ nước sạch là 17,321 tỷ đồng; từ dịch vụ du lịch là 1,59 tỷ đồng. Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra nguồn tài chính hết sức quan trọng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong phát triển, bảo vệ rừng. Mỗi năm, nguồn tài chính này đã góp phần bảo vệ từ 2,8 đến 3,37 triệu ha rừng; làm giảm số vụ vi phạm pháp luật. Đồng thời, nhờ có thêm nguồn chi trả, mức thu nhập của người dân nhận khoán rừng tăng lên đã góp phần hiệu quả cho các địa phương trong việc bảo vệ rừng, nhất là khi Chính phủ vừa quyết định dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, mới đây, Bộ NN&PTNT cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia nghiên cứu, thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng trên địa bàn tỉnh mình theo lộ trình kế hoạch được hướng dẫn. Theo kế hoạch đề ra, ba địa phương này sẽ phải có kết quả đầu ra là quyết định phê duyệt thí điểm của UBND tỉnh trong thời gian tới. Bộ NN&PTNT khẳng định, thời gian tới khi mở rộng thu phí đối với các dịch vụ mới, số tiền thu được sẽ còn tăng lên.
Diệu Hoa |