Qua hệ thống tiếp nhận kiến nghị,ểmsoátchấtlượngthiếtbịnhậpkhẩutheotiêuchuẩnnàbd kq cup duc trả lời công dân của Chính phủ, bà Đỗ Ngọc Cúc (Hà Nội) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc về đánh giá sự phù hợp vật tư, thiết bị với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn cơ sở; kiểm soát chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu trước và sau khi thông quan; xác định xuất xứ, trị giá hàng hóa.
Về yêu cầu đánh giá sự phù hợp giữa vật tư, thiết bị nhập khẩu (ray, bộ ghi, thép, cần chắn bán tự động) sản xuất theo tiêu chuẩn nước ngoài, bà Cúc hỏi, trường hợp vật liệu nêu trên không thuộc nhóm II thì có cần phải đánh giá sự phù hợp giữa tiêu chuẩn nước ngoài với tiêu chuẩn áp dụng trong công tác bảo trì hay không? Hoặc doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa nêu trên trước khi đưa vào sử dụng công trình không? Việc đánh giá sự phù hợp hoặc công bố tiêu chuẩn áp dụng,… nêu trên (nếu có) được quy định tại văn bản nào?
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu trên không thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng 1, nhưng chủ đầu tư, nhà thầu vẫn đưa sản phẩm, hàng hóa vào công trình thì được xem là sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng được điều kiện bảo đảm chất lượng, việc xử lý hành vi này như thế nào?
Việc đánh giá tính tương thích, đồng bộ và sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP có được hiểu là đánh giá tương thích, đồng bộ cả đối với tiêu chuẩn cơ sở áp dụng hay không? Tính tương thích có thể hiểu là đáp ứng 100% tiêu chí quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở.
Trường hợp vật tư, thiết bị nhập khẩu nêu trên chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn và pháp luật liên quan đối với lô hàng nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng trong bảo trì thì việc xử lý vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm nào?
- Về yêu cầu kiểm soát chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu trước và sau khi thông quan:
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu sau và trước khi thông quan không công bố tiêu chuẩn áp dụng, không đáp ứng điều kiện chất lượng sản phẩm theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc chưa công bố hợp quy (nếu có) đối với các vật tư thiết bị thuộc đối tượng cần công bố; hoặc không tổ chức đánh giá theo các phương thức thử nghiệm theo yêu cầu chuyên ngành mà đã đưa vào sử dụng trong công trình thì Tổng cục Hải quan xử lý như thế nào đối với các lô vật tư, thiết bị nhập khẩu (ray, bộ ghi đường sắt; gỗ táu mật nhóm II, cần chắn tự động và thiết bị liên quan đến cần chắn) nhằm bảo đảm kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm Tổng cục theo quy định?
Quy định quốc tế và tại Việt Nam về việc nhận diện xác nhận chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng nhận chất lượng (C/Q) của cơ quan thẩm quyền tại nơi sản xuất (bao gồm sản xuất sản phẩm, hàng hóa tại nước ngoài), cũng như các tài liệu yêu cầu phải kèm theo các giấy chứng nhận nêu trên.
Vậy, trường hợp, vì lý do tránh sự phát hiện nguồn gốc hàng hóa, doanh nghiệp báo với cơ quan kiểm tra mất giấy chứng nhận thì việc truy xuất dữ liệu C/O, C/Q thực hiện như thế nào? Việc xử lý vi phạm hành chính về làm giả giấy chứng nhận C/O, C/Q quy định cụ thể tại văn bản nào?
Việc phía Mỹ phát hiện loại thép sản xuất ray có mã HS… thuộc danh mục áp chống phá giá đối với lô hàng nhập khẩu vào Mỹ, trường hợp lô ray này nhập khẩu vào Việt Nam thì việc kiểm soát giá ray tại tờ khai hải quan,… thực hiện theo quy định nào nhằm bảo đảm khách quan, công bằng và không "phá giá"?
Trong điều kiện tình hình dịch COVID-19 khó khăn từ năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã có quy định cụ thể nào về thời gian lưu kho nhằm vừa kiểm soát sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu vừa bảo đảm chất lượng kiểm tra thông quan hay không? Quy định về thời gian thông quan đối với các lô hàng nêu trên nếu đủ điều kiện thông quan được hướng dẫn tại văn bản nào?