您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nhận định malaysia】Nhận định bóng đá Tây Ban Nha 正文

【nhận định malaysia】Nhận định bóng đá Tây Ban Nha

时间:2025-01-09 16:52:30 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Theo dõi nhận định soi kèo bóng đá Tây Ban Nha đêm nay tr&ec nhận định malaysia

thủy sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) chủ trì hội nghị trực tuyến về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác,Đầutưcơsởhạtầngthủysảnhướngđếnpháttriểnbềnvữnhận định malaysia chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021. Ảnh: Khánh Linh

Cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp

Ngày 10/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021. Báo cáo tại hội nghị, Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành chế biến thủy sản hiện nay đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác, có 3.000 cơ sở chế biến quy mô nhỏ tại các làng nghề truyền thống phơi khô, làm mắm, đông lạnh, đồ hộp. Các sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt gần 176 thị trường trên thế giới với đầy đủ các chủng loại sản phẩm hết sức phong phú như thủy sản đông lạnh, đồ hộp, trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị cao đáp ứng được những thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản...

Ngoài định hướng chế biến, tiêu thụ xuất khẩu những năm gần đây, trước tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho xuất khẩu lưu thông khó khăn thì nhu cầu chế biến, tiêu thụ nội địa các mặt hàng thủy hải sản tăng mạnh.

Về giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ khai thác, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hải sản năm 2020 cả nước đạt 3,435 tỷ USD, tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, một số mặt hàng giá trị xuất khẩu tăng mạnh như: tôm, cá biển, cua, ghẹ, mực...Tính riêng giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,68 tỷ USD, bằng 103,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần đầu tư vốn, và nguồn lực cho cơ sở hạ tầng thủy sản

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)Phùng ĐứcTiến đánh giá, thời gian qua, dịch bệnh Covid-19, logistic không thuận lợi, giá cước vận tải tăng; ứng dụng công nghệ vào khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn chậm, gỡ thẻ vàng EU khó khăn là những trở ngại ảnh hưởng đến ngành thủy sản. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm, nông nghiệp, nông thôn, nông dân cũng như tình hình xuất khẩu đạt kết quả khả quan.

Theo kế hoạch, năm 2021, tổng sản lượng thủy sản dự kiến đạt 8,5 triệu tấn; trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,61 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng 4,9 triệu tấn; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,6 tỷ USD... Từ nay đến năm 2030, mục tiêu đề ra là giảm tỷ lệ khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và phải thúc đẩy phát triển thủy sản thì mới đạt được chỉ tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Để khai thác hải sản bền vững, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nếu không làm tốt bảo tồn sẽ không có nguồn lợi, đảm bảo bền vững giá trị gia tăng và phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, để đạt mục tiêu Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến 2030 và tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành Nông nghiệp phải thực hiện đồng bộ cả 3 trụ cột gồm: khai thác, bảo tồn và nuôi trồng gắn với chế biến.

Vì vậy, nhằm đáp ứng theo yêu cầu thị trường xuất khẩu, thời gian tới ngành thủy sản phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị.

Đặc biệt, cần đầu tư vốn và nguồn lực cho cơ sở hạ tầng thủy sản, hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thực tế thời gian qua việc đầu tư vào hạ tầng thủy sản; trong đó có nâng cấp các cảng cá, bến cá được Bộ NN&PTNT rất quan tâm, tiếp tục tập trung đầu tư. Trong đầu tư công của Bộ NN&PTNT trong trung hạn 2021-2025, Bộ đã có rà soát, đánh giá và nâng cao kinh phí đầu tư công trung hạn cho hạ tầng thủy sản; đặc biệt là cảng cá, bến cá.

“Bộ NN&PTNT đang cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Quốc hội về đầu tư công cho hạ tầng thủy sản giai đoạn 2021 – 2025. Đồng thời, đề xuất Chính phủ những dự án vay vốn cho hạ tầng thủy sản. Nếu các nguồn vốn được thực thi thì hạ tầng thủy sản Việt Nam sẽ có bước thay đổi và đảm bảo cho phát triển thủy sản một cách bền vững” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Ngoài nguồn lực của Trung ương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng các tỉnh cũng cần có nguồn lực đầu tư; cùng với đó, các địa phương phải củng cố các ban quản lý cảng cá, nhân lực có chuyên môn và các trang thiết bị để kết nối, phát hiện sớm các tàu cá vi phạm.

Định hướng đến năm 2030 đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD; giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước.

Khánh Linh