Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất PMI của Việt Nam đạt mức 53,ướchoạtđộngkémhơnDNnướcngoàbang xếp hạng u23 châu á5 điểm trong tháng 4 nhờ vào nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới tăng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Trong khi đó, các công ty trong nước tiếp tục bị kéo trì do giá hàng hóa giảm và đơn hàng yếu.
Tất cả chỉ số phụ đều thể hiện cải thiện. Chỉ số chính – đơn hàng mới trừ hàng tồn kho – biểu thị sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Điều này phản ánh tính cạnh tranh về chi phí lao động của Việt Nam tiếp tục là yếu tố thu hút luồng FDI chảy vào.
Nhưng các doanh nghiệp đầu tư trong nước lại đang hoạt động không tốt lắm. Những số liệu mới nhất tiếp tục cho thấy một xu hướng đáng lo ngại: xuất khẩu của các công ty này giảm 1,6% tính từ đầu năm tới nay trong khi các doanh nghiệp FDI đã tận dụng tốt chi phí lao động rẻ của Việt Nam đưa xuất khẩu của họ tăng 12,3% từ đầu năm đến nay.
Rõ ràng, tăng trưởng về đầu tư và công ăn việc làm từ phía FDI rất khả quan. Nhưng nếu Việt Nam không có một chiến lược tích cực để tối đa hóa những kết nối và công nghệ của các doanh nghiệp FDI thì các ngành công nghiệp trong nước sẽ chịu thiệt thòi. VND vốn gắn liền với thương mại tăng giá đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của các công ty trong nước và giá cả hàng hóa yếu cũng góp phần vào tình hình.
Tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đang cải thiện một cách vững chắc. HSBC kỳ vọng tăng trưởng sẽ đạt mức 6,1% trong năm 2015 từ mức 6% trong năm 2014. Tuy nhiên GDP danh nghĩa đã tăng rất chậm do bị ảnh hưởng bởi áp lực giá cả trì trệ. Kỳ vọng GDP danh nghĩa trong năm 2015 sẽ chậm lại ở mức 9,8% so với mức dự báo của Chính phủ là 13,8%.