游客发表
发帖时间:2025-01-18 13:03:17
Luật Điện lực (sửa đổi): động lực cho cổ phiếu ngành năng lượng bứt phá Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể Động lực và kỳ vọng từ Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 |
Ngày 30/11 vừa qua,ậtĐiệnlựcsửađổiNhiềunộidungmớinổibậtsovớiLuậtĐiệnlựtin tuc bong da anh Quốc hội chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng quốc gia. Với hàng loạt điểm mới, Luật này không chỉ kế thừa những thành tựu của Luật Điện lực 2004 và các lần sửa đổi mà còn mở ra hướng đi mới, phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2045.
Những quy định chung: Mở rộng phạm vi và định nghĩa
Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) đã được điều chỉnh và bổ sung nhằm mở rộng phạm vi áp dụng và tăng cường tính chặt chẽ trong quản lý. Nội dung mới bao gồm quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện lực, xây dựng công trình điện khẩn cấp, lựa chọn nhà đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi.
Ngày 30/11 vừa qua, Quốc hội chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng quốc gia. - Ảnh: VP Quốc hội |
Một loạt định nghĩa mới được bổ sung vào Điều 4, như an toàn công trình thủy điện, biểu giá chi phí tránh được, dịch vụ phụ trợ, điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, giá điện và các khái niệm liên quan đến hợp đồng, cấp điện áp, điện tự sản xuất và tiêu thụ. Những thay đổi này nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh trong bối cảnh ngành điện ngày càng đa dạng.
Điều 5 của Luật cũng kế thừa và bổ sung nội dung từ Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị. Các quy định mới bao gồm danh mục các dự án mà Nhà nước độc quyền đầu tư, như nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện đa mục tiêu và lưới điện truyền tải quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Đồng thời, chính sách hỗ trợ phát triển điện tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực kinh tế khó khăn được điều chỉnh, nhằm đảm bảo tiếp cận điện năng cho các đối tượng này.
Cơ chế ưu đãi cho các dự án sử dụng vốn ODA hoặc vốn vay ưu đãi từ nước ngoài, do doanh nghiệp nhà nước 100% vốn đầu tư, cũng được bổ sung. Ngoài ra, các quy định khuyến khích chuyển đổi nhà máy nhiên liệu hóa thạch sang nguồn phát thải thấp, phát triển nhiệt điện khí, điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới và điện hạt nhân được đưa vào để thúc đẩy ngành điện phát triển bền vững.
Luật điều chỉnh chính sách giá điện linh hoạt cho nhóm khách hàng tiêu thụ lớn và bổ sung chính sách hỗ trợ tiền điện. Nội dung hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực điện lực cũng được nhấn mạnh, nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực chế tạo trong nước.
Một số hành vi bị cấm trong lĩnh vực điện lực đã được sửa đổi và bổ sung. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực cũng được hiệu chỉnh, tích hợp vào các quy định chung của chương. Quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực điện lực đã bị loại bỏ để tối ưu hóa phạm vi điều chỉnh.
Hoànthiện quy trình quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực
Chương II của Luật Điện lực đã được điều chỉnh với nhiều bổ sung quan trọng nhằm hoàn thiện quy trình quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực. Một trong những điểm mới là việc bổ sung quy định về kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch tỉnh, trong đó, bao gồm các phương án phát triển mạng lưới cấp điện, tạo nền tảng cho việc triển khai đồng bộ và hiệu quả các dự án điện lực trên toàn quốc.
Chương II của Luật Điện lực đã được điều chỉnh với nhiều bổ sung quan trọng nhằm hoàn thiện quy trình quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực. Ảnh: EVN |
Các quy định chung về đầu tư xây dựng dự án điện lực đã được hiệu chỉnh, đồng thời bổ sung thêm quy định về chủ trương đầu tư dự án điện lực. Điều này không chỉ tăng cường sự minh bạch trong quá trình đầu tư mà còn đảm bảo tính khả thi và tuân thủ các chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Một điểm đáng chú ý khác là việc bổ sung quy định về các dự án và công trình điện lực khẩn cấp. Những quy định đặc thù liên quan đến đầu tư xây dựng các công trình này được đưa vào để bảo đảm phản ứng nhanh và hiệu quả trong các tình huống cấp bách, qua đó, củng cố an ninh năng lượng.
Bên cạnh đó, Luật cũng đưa ra các quy định mới về hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, áp dụng loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Đây là bước tiến trong việc đa dạng hóa nguồn vốn và mô hình đầu tư, giúp giảm áp lực tài chính lên ngân sách nhà nước.
Quy định về lựa chọn nhà đầu tư và đấu thầu cho các dự án đầu tư kinh doanh điện lực cũng được bổ sung, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong việc phân bổ nguồn lực.
Tuy nhiên, một số quy định không còn phù hợp đã bị loại bỏ, như quy định về chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, cũng như việc sử dụng đất cho các công trình điện lực. Những thay đổi này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và tập trung vào các nội dung cốt lõi, phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành.
Pháttriển năng lượng tái tạo và năng lượng mới
Chương III đã được bổ sung một nội dung hoàn toàn mới, tập trung vào phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới, phản ánh xu hướng chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Chương này được chia thành hai mục chính, mỗi mục bao quát những khía cạnh quan trọng trong quá trình triển khai và phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Mục 1 đặt ra các quy định chung liên quan đến phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Những nội dung này bao gồm việc tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên năng lượng, nhằm tạo nền tảng khoa học và dữ liệu cho các dự án. Quy định cũng khuyến khích phát triển các hệ thống điện tự sản xuất và tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, mang lại tính linh hoạt và giảm áp lực lên lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, việc cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị trong các nhà máy điện năng lượng tái tạo cũng được quy định rõ ràng, nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành và kéo dài tuổi thọ công trình. Ngoài ra, quy trình tháo dỡ công trình thuộc các dự án năng lượng tái tạo cũng được đưa vào, đảm bảo tính bền vững và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Mục 2 tập trung đặc biệt vào phát triển điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quy định nêu rõ các bước khảo sát dự án, bao gồm việc nghiên cứu tiềm năng và đánh giá tác động môi trường, từ đó tạo cơ sở cho việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, quy trình lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi được bổ sung, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh, qua đó thu hút các nguồn vốn chất lượng cao và công nghệ tiên tiến.
Điều chỉnh một số nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực
Chương IV điều chỉnh một số nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực để phù hợp với sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh. Các điều kiện cấp giấy phép được điều chỉnh để phản ánh yêu cầu quản lý phù hợp với các cấp độ phát triển của thị trường, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết hơn về các điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực cấp giấy phép hoạt động điện lực. Các quy định về các trường hợp cấp giấy phép như cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại và gia hạn cũng được sửa đổi nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Quy định về miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực được làm rõ hơn, giúp xác định các trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, quy định về thu hồi giấy phép hoạt động điện lực cũng được sửa đổi để phù hợp với thực tế.
Ngoài ra, Luật Điện lực (sửa đổi) cũng bổ sung thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực và giao Chính phủ quy định chi tiết thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực theo từng lĩnh vực hoạt động và trong từng trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ luật mới cũng bỏ quy định về Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực và thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.
Xâydựng thị trường điện cạnh tranh
Chương V tiếp tục tập trung vào thị trường điện cạnh tranh và hoạt động mua bán điện. Mục 1 bổ sung các quy định về việc tạm ngừng và khôi phục hoạt động của thị trường điện giao ngay trong các cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Mục 2 sửa đổi và bổ sung quy định về các loại hợp đồng mua bán điện và hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, trong đó có các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn mua bán điện và hợp đồng tương lai điện. Các yêu cầu về việc liên kết lưới điện với các nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia cũng được đưa vào quy định. Ngoài ra, quy định về thanh toán tiền điện thủy nông đã được bỏ.
Mục 3 của chương này sửa đổi và bổ sung các nội dung về giá điện và giá dịch vụ về điện, làm rõ căn cứ lập và điều chỉnh giá điện cũng như giá dịch vụ điện.
Hướng đến tương lai phát triển bền vững
Chương VI bổ sung các nguyên tắc và yêu cầu trong điều độ và vận hành hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là trong các tình huống cấp bách đe dọa đến khả năng cung cấp điện. Đồng thời, quy định về quản lý nhu cầu điện cũng được đưa vào.
Chương VII bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện, trong khi bỏ quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực.
Chương VIII sửa đổi và bổ sung các quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện. Các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không cũng được cập nhật. Quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành trạm điện trong việc đảm bảo an toàn điện được bổ sung, cùng với các quy định về an toàn trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt.
Chương IX bổ sung các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của các luật liên quan, như Luật Xây dựng, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, và Luật Giá. Các quy định chuyển tiếp liên quan đến các dự án đã được phê duyệt, các hợp đồng mua bán điện đã ký kết, và các giấy phép hoạt động điện lực đã cấp trước khi Luật có hiệu lực cũng được làm rõ, nhằm bảo đảm tính liên tục trong thực thi pháp luật.
Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành điện lực Việt Nam. Với những điểm mới, luật không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững mà còn mở ra nhiều cơ hội để hội nhập và cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực năng lượng.
Với Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua, Việt Nam đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, nơi mà các yếu tố bền vững, công bằng, và hội nhập quốc tế được đặt lên hàng đầu. Luật này không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng mà còn là kim chỉ nam cho các chính sách và hoạt động của ngành điện lực trong những thập kỷ tới.
Sự đồng thuận từ Quốc hội đối với Luật Điện luật (sửa đổi) này cũng cho thấy mức độ hoàn thiện, tầm ảnh hưởng quan trọng của bộ luật trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong tương lai gần, ngành điện lực Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa các mục tiêu năng lượng xanh, sạch và bền vững.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接