Việc FED tăng lãi suất khiến làn sóng tiền mặt rời khỏi các thị trường mới nổi Từ Đông Nam Á tới châu Phi và Mỹ Latinh,ácthịtrườngmớinổichaođảotrướxem trực tiếp bóng đá đức hôm nay người dân đang phải gánh chịu hậu quả của một xu hướng thay đổi quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất ngày 22/3, cơ quan này đã tạo thêm đà cho làn sóng tiền mặt đang từ từ rời bỏ các thị trường mới nổi để quay trở lại nước Mỹ. Sứ mệnh của Fed là phục vụ người dân Mỹ, song thực tế, Fed còn là ngân hàng trung ương của cả thế giới. Đồng USD là đồng tiền được đa số các nước sử dụng làm đồng tiền tiết kiệm và giao dịch. Khi Fed hạ lãi suất, họ khiến cho đồng USD ít hấp dẫn hơn, khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ở những nơi khác. Việc Fed nâng lãi suất sẽ khiến các nhà đầu tư quay sang ôm đồng bạc xanh và bán tháo các đồng tiền khác. Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008, Fed đã tiến hành những biện pháp bất thường để duy trì tín dụng. Kết quả là đầu tư tăng vọt vào các thị trường mới nổi. Tới mùa Xuân năm 2013, Fed đã khiến các thị trường bất ngờ bằng những kế hoạch giảm tốc các nỗ lực kích thích tín dụng. Sau đó, các nhà đầu tư đã rút khỏi các quốc gia mới nổi, khiến các đồng nội tệ của Brazil, India, Indonesia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ mất giá. Các nhà kinh tế đều hy vọng rằng những đợt tăng lãi suất trong năm nay sẽ không gây tác động mạnh như hồi năm 2003. Fed đã phát tín hiệu về các kế hoạch, giúp các nhà đầu tư có thời gian chuẩn bị. Mặt khác, nhiều nền kinh tế mới nổi đã tích lũy được kho dự trữ USD lớn hơn, do đó có thể chống chọi được với việc đồng nội tệ mất giá. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, giới lãnh đạo lo sợ sẽ xảy ra tình trạng tháo chạy tiền mặt không thể kiểm soát được. Đồng tiền mất giá sẽ khiến chi phí sinh hoạt đắt đỏ, từ đó có thể làm nổ tung bong bóng bất động sản tại nhiều thành phố. Hệ quả là các ngân hàng Trung Quốc sẽ thua lỗ hàng tỷ USD, trong khi những người đổ tiền tiết kiệm vào bất động sản sẽ mất tiền. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại nước Đông Nam Á cũng sẽ sụt giảm theo Trung Quốc khi nước này không mua hàng hóa nhiều như trước đây nữa. Tình hình tại Malaysia đáng ngại hơn cả vì quốc gia này vốn đã, đang phải đối diện với tình trạng bất ổn chính trị tiềm tàng do Thủ tướng Najib Razak bị cáo buộc về việc người thân của ông tham nhũng 1 tỷ USD. Năm ngoái, đồng ringgit của Malaysia đã mất giá 8% so với đồng USD. |