Quy tụ nhiều tay vợt hàng đầu thế giới,ểnViệtNamvượkq giao hữu Giải cầu lông Robot đồng đội nam nữ châu Á 2017 hứa hẹn sẽ đem đến cho người hâm mộ những trận cầu đẹp mắt và nảy lửa...
Nguyễn Tiến Minh vẫn là niềm hy vọng số 1 của cầu lông Việt Nam tại giải đấu lần này.
Vào chiều hôm nay (14-2), đội tuyển cầu lông Việt Nam sẽ gặp đối thủ nặng ký Thái Lan ở trận ra quân bảng C của Giải cầu lông Robot đồng đội nam nữ châu Á 2017. Với tham vọng sẵn có, Thái Lan mang sang Việt Nam một đội hình mạnh, khá đồng đều ở tất cả các nội dung thi đấu, đa phần là các tay vợt nằm trong tốp 20 thế giới. Riêng tuyển Việt Nam, niềm hy vọng lớn nhất được đặt vào đôi vợ chồng Nguyễn Tiến Minh và Vũ Thị Trang. Dù thời gian qua anh chị phải bận rộn với việc tổ chức lễ cưới nhưng vẫn không hề quên nhiệm vụ tập luyện cùng đồng đội. Tuy nhiên, tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn ở một bảng đấu “khó nuốt” khi đối đầu với các tay vợt mạnh đến từ Nhật Bản, Thái Lan và Philippines. Đội tuyển Nhật Bản với đội hình mạnh có thể kể đến như Misaki Matsutomo và Ayaka Takahashi, 2 nhà vô địch đôi nữ tại Olympic Rio 2016. Do đó, chiếc vé đầu tiên của vòng tứ kết ở bảng đấu này khó thoát khỏi các tay vợt Nhật Bản. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải giành chiến thắng trước Thái Lan mới có thể giành tấm vé đi tiếp.
Đây được đánh giá là một trong những Giải đấu cầu lông hàng đầu châu lục, cũng là Giải quốc tế lớn đầu tiên trong năm 2017 của làng cầu lông Việt Nam. Có thể nói giải chẳng khác gì so với giải vô địch thế giới, bởi quy tụ hầu như toàn bộ những quốc gia mạnh nhất trong làng cầu lông như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia,… với những vận động viên đẳng cấp thế giới tham gia. Điển hình như Son Wan Ho (hạng 4 đơn nam thế giới), Sung Ji Hyun (hạng 3 đơn nữ thế giới), Akane Yamaguchi (hạng 7 đơn nữ thế giới)…
Theo thể thức thi đấu, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền đi đến vòng tiếp theo. Mỗi cặp đấu có 5 trận nhỏ gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Đội nào thắng ba trận sẽ giành chiến thắng chung cuộc. Điều này khiến tuyển Việt Nam thật sự rất khó để có hy vọng vượt qua vòng bảng, bởi chúng ta không phải đều mạnh ở các nội dung thi đấu.
Đến với giải, không chỉ được xem những tay vợt hàng đầu thế giới thi đấu tại Việt Nam mà khán giả còn được chứng kiến những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới lần đầu mang về Việt Nam. Đáng chú ý nhất là công nghệ “mắt diều hâu”, một công nghệ chiếu chậm để xác định các trường hợp gây tranh cãi thường thấy như cầu có vạch hay chưa? Các trận đấu sẽ được bố trí thêm sân khởi động riêng bên ngoài, bảng điểm điện tử, tuân theo nhiều quy định nghiêm ngặt của Liên đoàn cầu lông châu Á đưa ra.
Hiện tại, các tay vợt Việt Nam đã chuẩn bị kỹ và sẵn sàng chiến đấu. Với hy vọng giành chiến thắng cũng như cống hiến cho khán giả những trận cầu đẹp mắt.
Giải cầu lông Robot đồng đội nam nữ châu Á 2017 sẽ được diễn ra từ ngày 14 đến 19-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giải quy tụ 13 quốc gia có phong trào cầu lông đang phát triển nhất châu Á tham dự. Tuyển Việt Nam tham gia tranh tài với nhiều tay vợt mạnh như Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Phạm Cao Cường, Đỗ Tuấn Đức, Phạm Như Thảo,... |
HỒNG NHUNG tổng hợp