Chiều 25/6,ưabãibỏmứclươngcơsởbảolưucơchếthunhậpđặcthùbd tl tbn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày trước Quốc hội báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện 4 nội dung đã rõ, đủ điều kiện triển khai
Theo báo cáo của Chính phủ, trong quá trình triển khai, xây dựng 6 nội dung cụ thể về cải cách tiền lương khu vực công theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW, nhất là việc xây dựng các bảng lương mới (bảng lương chức vụ; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang) cùng các chế độ phụ cấp, Chính phủ nhận thấy phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập. Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị. Ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 83-KL/TW thống nhất chủ trương để Chính phủ báo cáo Quốc hội triển khai thực hiện các nội dung.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày báo cáo chiều 25/6 tại Quốc hội. |
Cụ thể, đối với khu vực doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo đúng Nghị quyết số 27, gồm 2 nội dung: điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động (tăng 6% từ ngày 1/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 1/1/2025).
Đối với khu vực công, thực hiện 4/6 nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW đã rõ, đủ điều kiện thực hiện, gồm:
Một là, hoàn thiện chế độ nâng lương.
Hai là, bổ sung chế độ tiền thưởng từ ngày 1/7/2024 (bằng 10% quỹ lương cơ bản): Gắn với đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc, tạo được động lực làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Ba là, quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm: (1) Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang; (2) Từ nguồn ngân sách trung ương; (3) Từ một phần nguồn thu sự nghiệp; (4) Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên; (5) Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. Theo đó quy định và hướng dẫn rõ 4 nội dung, gồm: Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao; Mở rộng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với các địa phương đã tự cân đối được ngân sách; Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều chỉnh tăng 30% lương cơ sở từ 1/7/2024
Đối với 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công, gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương) và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, Chính phủ cho biết do phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng; đồng thời, phải xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ nhiều quy định hiện hành liên quan đến mức lương cơ sở.
Các Đại biểu Quốc hội trong phiên họp chiều 25/6. |
Theo đó, Chính phủ đề xuất trong thời gian chưa đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương cho thực hiện giải pháp tăng lương khu vực công từ ngày 1/7/2024 với 3 nội dung:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); Cho nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang và của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành mà trong quá trình thực hiện phát sinh bất hợp lý; Thực hiện bảo lưu tiền lương và thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị hiện đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Cùng với đó, Chính phủ đề xuất thực hiện điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng. Trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%); Trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
Từ báo cáo này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép triển khai thực hiện các nội dung trên và đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV./.
Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại toàn bộ khung khổ pháp lý để trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị đang được thực hiện cho phù hợp. Đồng thời, thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1/7/2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 1/7/2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024. Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01/7/2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung. |