Chằm nón là nghề mưu sinh của chị Thảo
Nỗ lực vươn lên…
Anh Trần Văn Tự nhập ngũ tháng 3/1986,đìnhcựubinhTrầnVănTựgặpkhókết quả ngoại hạng nga cấp bậc hạ sĩ, biên chế vào Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83. Ở trận chiến Gạc Ma năm 1988, anh bị thương, rơi xuống biển nhưng may mắn bám được vào một tấm ván trôi lênh đênh trên biển nên được đồng đội cứu. Đến tháng 6/1989, anh xuất ngũ trở về địa phương với giấy chứng nhận thương binh 2/4.
Về quê được hai năm, anh Tự kết hôn với chị Đào Thị Thảo ở thôn An Lưu, xã Phú Mỹ (Phú Vang) và sau đó họ lần lượt sinh được bốn người con là: Trần Thị Hảo, Trần Thị Mộng Kiều, Trần Văn Hào và Trần Thị Kiều Oanh. Hàng ngày, anh Tự đi bán bánh bao để mưu sinh, còn chị Hảo ở nhà lo nội trợ và chằm nón để kiếm thêm tiền lo cho các con.
Năm 2009, một lần đi bán bánh bao về khuya, anh Tự bị tai nạn giao thông và qua đời, khi đó đứa con gái đầu của anh là cháu Hảo đang học lớp 12 và cháu út là Kiều Oanh mới học lớp 6. Chị Đào Thị Hảo, cho biết: “Anh là trụ cột trong nhà, anh mất đi tôi gần như suy sụp, các con tôi đứng trước nguy cơ bỏ học. Nhớ đến mong ước của chồng mong con cái sau này học hành tới nơi tới chốn, tôi đã gượng dậy, dù vất vả thế nào cũng quyết không để con bỏ học”.
Mong các ban ngành, nhà hảo tâm quan tâm đến trường hợp gia đình chị Thảo, giúp mẹ con chị sớm có một mái nhà để an cư lạc nghiệp. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ qua Báo Thừa Thiên Huế, địa chỉ 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế, số điện thoại 0914078282 hoặc liên hệ trực tiếp với chị Đào Thị Thảo qua số điện thoại 02343984499 |
Để nuôi con ăn học, ngoài việc chằm nón, chị Thảo còn nhận giữ trẻ để có thêm thu nhập. Các con chị ngoài đi học còn đi làm thêm, kiếm tiền trang trải việc học hành. Đến nay, cháu đầu là Trần Thị Hảo đã tốt nghiệp cử nhân ngành Điều dưỡng - Trường đại học Y Dược với tấm bằng loại khá nhưng chưa có việc làm ổn định; cháu Trần Thị Mộng Kiều đang học năm thứ 3 Khoa Tin - Trường đại học Sư phạm; cháu Trần Văn Hào là sinh viên năm 3 Khoa Hóa - Trường đại học Khoa học và cháu Trần Thị Kiều Oanh đang là sinh viên năm I, ngành Tài chính - Trường đại học Kinh tế Huế.
Sống nhờ chái bếp từ đường
Gia đình chị Thảo được xếp vào diện hộ nghèo ở xã Phú An. Mấy mẹ con chị Thảo đang ở nhờ chái bếp nhà từ đường bên nội. 5 người sống chen chúc trong một căn phòng chưa tới 20m2. Theo lời kể của chị Thảo, vào năm 1998, vợ chồng chị được chính quyền địa phương cấp cho một miếng đất ở thôn An Truyền, diện tích khoảng 150m2, nhưng vì quá khó khăn nên đến nay vẫn chưa làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Hồ Đắc Hải Nam, Bí thư Đảng ủy xã Phú An cho biết: “Đảng ủy và chính quyền địa phương rất quan tâm đến gia đình anh Tự, các chế độ chính sách đều ưu tiên cho gia đình anh, vào các dịp lễ tết đều đi thăm và tặng quà cho gia đình. Tuy nhiên, do ngân sách khó khăn nên không thể giúp đỡ gì nhiều cho mẹ con chị Thảo”.
Có được một mái nhà để ở, để thờ phụng chồng là mơ ước lớn nhất của chị Thảo hiện nay nhưng thu nhập từ việc chằm nón và giữ trẻ một ngày của chị được không quá 50 ngàn đồng trong khi phải lo cho các con ăn học. Gia đình nội ngoại, người thân của chị Thảo cũng còn khó khăn về kinh tế nên không giúp đỡ được nhiều cho mẹ con chị. Mỗi lần đến kỳ đóng học phí cho các con, chị lại chạy đôn, chạy đáo, vay mượn khắp nơi mới đủ tiền đóng.
Bài, ảnh: Hào Vũ