Vượt qua Anh,ếnthămcủangTrumpNngtầmvịthếẤnĐộkết quả tỷ số bóng đá việt nam Pháp để chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, Ấn Độ lại vừa đạt được những thỏa thuận với Mỹ gần đây đã giúp nâng tầm vị thế quốc gia này trên thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái, phía trước) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải, phía trước) tại cuộc gặp ở New Delhi ngày 25-2-2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tổ chức nghiên cứu Báo cáo dân số thế giới có trụ sở tại Mỹ, Ấn Độ đang phát triển nền kinh tế thị trường mở và GDP năm 2019 đạt 2,94 nghìn tỉ USD, xếp trên Anh và Pháp với GDP lần lượt là 2,83 và 2,71 nghìn tỉ USD. Tuy nhiên, do dân số đông nên GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ là 2.170 USD. Báo cáo cũng cho biết, tính theo sức mua tương đương (PPP), quy mô GDP của Ấn Độ là 10,51 nghìn tỉ USD, vượt qua Nhật Bản và Đức để đứng thứ 3 thế giới. Khu vực dịch vụ của Ấn Độ là ngành phát triển nhanh trên thế giới, chiếm 60% nền kinh tế và 28% việc làm trong khi sản xuất và nông nghiệp là hai lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ. Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho biết, Thủ tướng nước này Narendra Modi đã đặt mục tiêu, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế 5.000 tỉ USD năm 2024. Mục tiêu này không chỉ đơn thuần là GDP nước ngày sẽ đạt 5.000 tỉ mà còn là sự phát triển đồng bộ, bền vững, trong đó chú trọng sự phát triển đời sống, nâng cao năng lực và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu này, New Delhi dự kiến sẽ đầu tư 1.500 tỉ USD để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào đường bộ, đường sắt, hàng không, vận tải, viễn thông, dầu khí, năng lượng, khai thác và bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng, lên kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia (NIP) tạo điều kiện cho các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị kỹ lưỡng, giúp tăng trưởng toàn diện hơn; tạo thêm việc làm, cải thiện cuộc sống và giúp tất cả người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ nhà nước… Vị thế của Ấn Độ càng được củng cố và nâng tầm cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng với những thỏa thuận vừa đạt được giữa nước này với Mỹ tại chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa kết thúc. Theo đó, hai bên đã ký kết 3 bản ghi nhớ (MoU) và các thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỉ USD. Đặc biệt, hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ song phương. Trong thời gian tới, rõ ràng Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và là một điểm tựa vững chắc trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ. Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ - Mỹ, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, những lợi ích chung, thiện chí và sự tham gia mạnh mẽ của người dân hai nước. Tuyên bố cũng đề cập đến việc Thủ tướng Modi và Tổng thống Trump quyết định tăng cường tham vấn thông qua hội nghị thượng đỉnh ba bên Ấn Độ - Mỹ - Nhật Bản; cơ chế họp 2+2 giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước; và tham vấn tứ giác Ấn Độ - Mỹ - Australia - Nhật Bản, cùng những biện pháp khác. Giới quan sát cho rằng, mặc dù vẫn còn những bất đồng nhất định, nhưng Ấn Độ và Mỹ đã nỗ lực để tạo đồng thuận. Người ta đã không còn quá lo lắng việc Mỹ trừng phạt Ấn Độ do mua vũ khí của Nga. Điều này có thể nói mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã thể hiện được tính bền bỉ giữa những biến cố lớn trên chính trường thế giới. Ý nghĩa lớn nhất qua chuyến thăm của Tổng thống Trump đến Ấn Độ có lẽ là một tín hiệu cho thấy xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục. Với những nội dung trong tuyên bố chung đề cập nhiều vấn đề thực chất, phản ánh tầm vóc của một cặp quan hệ nước lớn, chuyến thăm của ông Trump đã phát đi một thông điệp rõ ràng về sự hội tụ ngày càng lớn các lợi ích chung thực chất của Mỹ và Ấn Độ trong những diễn biến địa - chính trị quan trọng ở khu vực và xa hơn. HN tổng hợp |