游客发表
发帖时间:2025-01-13 03:31:28
Hiện nay,áttriểnlàngnghềtơlụaVắngbóngchínhsábảng cúp c2 nhiều làng nghề tơ lụa truyền thống của Việt Nam như Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đang dần mai một, chạy theo kinh doanh là chính, thậm chí đã có những làng nghề từng rất nổi tiếng như the La Khê (Hà Đông, Hà Nội) hoàn toàn bị “xóa sổ”, chuyển sang loại hình kinh doanh khác. Ông đánh giá như thế nào về thực tế này?
Tơ lụa Việt Nam có tính truyền thống khá lâu đời ở nhiều vùng khác nhau với nhiều sản phẩm lụa tinh hoa như lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), lụa Ninh Bình, Thái Bình… Tuy nhiên, các làng nghề nói chung, tơ lụa nói riêng hiện nay đang rơi vào tình trạng lép vế, gặp nhiều khó khăn để phát triển. Điển hình như ở làng lụa Vạn Phúc, nhiều hộ dân chú trọng kinh doanh, mua sản phẩm Trung Quốc về bán. Trước đây, the lụa La Khê vốn là một loại tơ lụa rất nổi tiếng, được nhiều triều đại sử dụng để may trang phục cho nhà vua nhưng từ năm 2011 cũng đã chính thức mất nghề. Hơn 200 máy sản xuất không còn hoạt động. Thay vào đó, người dân chuyển sang các hoạt động ngành nghề khác như trông xe, viết sớ, lo đồ cúng… phục vụ cho khách thập phương tới thăm khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà (La Khê). Nếu mọi thứ vẫn không có gì thay đổi thì trong tương lai, làng lụa Vạn Phúc cũng sẽ “chết” như làng nghề the La Khê.
Xét về sâu xa có thể thấy, hiện nay người dân làng nghề đã không thể sống với nghề nữa. Khi đất nước ngày càng phát triển, yêu cầu sản xuất lớn lên mang tính công nghệ cao, cơ khí nhiều, những vùng đất trù phú trước đây phục vụ việc trồng dâu nuôi tằm nay bị mất đi, nhường chỗ cho các công trình khác. Ngoài ra, việc sản xuất thủ công cho năng suất khá thấp. Bên cạnh đó, tại các làng nghề như lụa Vạn Phúc, các nghệ nhân ngày một già đi nhưng chưa kịp truyền nghề cho thế hệ sau, dẫn tới phát triển có sự khập khiễng. Nếu có đội ngũ mới kế nghiệp thì thế hệ sau kế tục cũng không kỹ lưỡng bằng những nghệ nhân cả đời theo nghề.
Phải chăng công nghệ sản xuất truyền thống với nhiều yếu tố có phần lạc hậu chính là một trong những yếu tố trực tiếp đẩy các làng nghề tơ lụa Việt Nam vào tình cảnh khó khăn, thưa ông?
Khó khăn hiện nay đúng là làng nghề đang phải chạy theo một thời kỳ phát triển công nghệ mới. Công nghệ truyền thống hoàn toàn trước đây đã không còn phù hợp. Tôi cho rằng, hiện nay cần hiện đại hóa công nghệ truyền thống và truyền thống hóa công nghệ hiện đại, dung hòa hai yếu tố. Cụ thể như, cần thêm phần cơ khí máy móc vào công nghệ sản xuất lụa truyền thống, song không làm mất đi các yếu tố như bộ óc sáng tạo, bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân tạo ra những họa tiết mang đặc trưng dân tộc Việt Nam như hoa ban, hoa sen, các yếu tố mang hình hài đất nước trên sản phẩm lụa…
Xin ông cho biết, xét về mặt tổng quát, đâu là nguyên nhân dẫn tới “bức tranh” ngày càng u ám của các làng nghề tơ lụa Việt Nam?
Vấn đề cơ bản nhất là thiếu chính sách phát triển. Các làng nghề nói chung, làng nghề tơ lụa nói riêng hiện nay chưa có bất kỳ một chính sách nào rõ ràng, bài bản để phát triển. Đây là điều rất nguy hiểm. Đơn cử như, muốn có tơ lụa sạch, trước tiên phải có vùng nguyên liệu sạch? Quy hoạch cần nêu rõ, vùng nguyên liệu để trồng dâu nuôi tằm ở đâu? Ngoài ra, vấn đề còn là quy hoạch cơ sở hạ tầng làng nghề ra sao, vấn đề đào tạo nghề, chính sách cho lao động, nhất là các nghệ nhân làng nghề như thế nào… Hiện nay, tất cả còn đang khập khiễng.
Chính sách phải xây dựng làm sao để ít nhất người dân làm nghề sống được với nghề, đồng thời sản phẩm làng nghề đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Hiện nay, các nước NK yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, làng nghề truyền thống nhưng cũng phải tính toán hội nhập, thị trường sao cho phù hợp.
Một trong những điểm cần lưu ý nữa là, các làng nghề, trong đó có làng nghề tơ lụa hiện do nhiều bộ cùng phụ trách. Trong đó, Bộ NN&PTNT phụ trách quản lý một phần. Bộ Văn hóa cũng đang muốn xúc tiến làm du lịch làng nghề. Bộ Công Thương muốn tập trung đẩy mạnh sản xuất để mở rộng việc buôn bán… Mỗi bộ quản lý một chút nhưng không đơn vị nào chịu trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho sự sống còn của làng nghề. Muốn đổi thay cục diện, Chính phủ phải vào cuộc.
Một số ý kiến cho rằng, trong hội nhập kinh tế mạnh mẽ, nếu các làng nghề truyền thống không còn bắt kịp xu thế phát triển, không đảm bảo yếu tố kinh tế thì thậm chí có thể xóa sổ làng nghề. Quan điểm của ông như thế nào?
Duy trì làng nghề là điều cần thiết bởi đó là duy trì cả nghề truyền thống ông cha để lại, giữ được nề nếp phong thái. Con người Việt Nam cũng đẹp từ đó. Đất nước Việt Nam có cái để khoe sắc với thế giới. Nếu tập trung đầu tư, có quy hoạch rõ ràng, các làng nghề truyền thống như làng Vạn Phúc sẽ có thể “sống” tốt hơn, không chỉ bằng sản xuất, kinh doanh mặt hàng tơ lụa. Bởi hiện nay, làng nghề có thể đi theo hướng du lịch làng nghề và kèm thêm cả những nghề phụ như phục vụ biểu diễn, hướng dẫn khách tham quan du lịch…
Xin cảm ơn ông!
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT): Làng nghề truyền thống còn tồn tại nhiều bất cập Theo kết quả điều tra làng nghề nông thôn của Bộ NN&PTNT năm 2014, hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Có nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm lại đây, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng… Làng nghề tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 2 đến 3 lần. Làng nghề lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, làng nghề ở nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế đó là: Chất lượng sản phẩm, hàng hóa của làng nghề còn thấp; thị trường chậm được mở rộng, chưa nghiên cứu sâu nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với thị trường trong nước, làng nghề cũng chưa vươn tới nhiều vùng. Với thị trường nước ngoài thì việc tiếp thị còn kém, chưa gắn kết được các khâu trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên, phụ liệu, đến sản xuất và tiêu thụ. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chưa được quan tâm bồi dưỡng, phát huy đúng mức. Khoa học, công nghệ chưa được ứng dụng nhiều vào làng nghề. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm tại làng nghề vẫn chưa được xử lý có hiệu quả. Việc liên kết giữa các cơ sở, giữa các làng nghề còn rất nhiều hạn chế… Một trong những giải pháp quan trọng góp phần khắc phục các hạn chế của làng nghề đang được thúc đẩy là tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp cho các DN, làng nghề mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và có giá trị cao bao gồm cả thị trường XK cũng như tiêu thụ nội địa. Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Phát triển làng nghề không chỉ là phát triển kinh tế Hiện nay, phát triển làng nghề đang là sự trăn trở khá lớn của cơ quan quản lý nhà nước bởi đây không chỉ là phát triển kinh tế mà đòi hỏi sự tổng hòa các yếu tố như du lịch, văn hóa, chuyển dịch lao động… Bên cạnh đó, cũng phải đặt ra trong bối cảnh hội nhập thì các hồn cốt làng nghề cả nghìn năm như Vạn Phúc đứng ở đâu? Các nghệ nhân đã lớn tuổi, tỷ lệ truyền nghề như thế nào, đơn vị nào quản lý, giám sát…? Hiện, toàn quốc có hơn 5.400 làng nghề. Có những lúc lao động làng nghề lên tới 13 triệu lao động, trong đó 35-40% là lao động thường xuyên, huy động cả người già, người trẻ… Như vậy, phải thừa nhận làng nghề có vai trò rất lớn về mặt xã hội. Trong bối cảnh lao động nông thôn không còn nhiều, toàn người già thì việc phát triển làng nghề giống như động thái giữ chân tự nhiên lao động nông thôn. Điều này rất quan trọng. Về mặt kinh tế, đây là thị trường tiềm năng nhưng đòi hỏi khắt khe. Bởi, đã hội nhập thì cái gì cũng phải có chất lượng, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nếu đã có thì phải chuẩn hóa. Tất cả các vấn đề đặt ra trước mắt đó đều không đơn giản. Liên quan tới vấn đề thúc đẩy phát triển làng nghề, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, riêng ngành nông nghiệp thôi thì không đủ mà phải các bộ, ngành liên quan cùng chung tay. Uyển Như (ghi) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接