Một quyết định vội vàng?ãiviệcdừngtuyểnsinhtrungcấkết quả bóng đá fa cup anh
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, hiện cả nước có khoảng 135 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, với tổng quy mô hơn 126 nghìn học sinh đang theo học và hơn năm nghìn giáo viên đang tham gia giảng dạy. Trong số đó có 80 trường TCCN, 45 trường cao đẳng và 10 cơ sở giáo dục đại học có đào tạo TCCN.
Điều dưỡng Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự Hội thi tay nghề năm 2016. Ảnh: Quang Minh
Như vậy có thể thấy đối tượng chịu tác động của Thông tư này rất lớn. Trong khi, nhu cầu nguồn nhân lực theo quy hoạch của Bộ Y tế đến năm 2020, sẽ cần hơn 80 nghìn điều dưỡng viên. Đây là nguồn nhân lực rất cần cho các địa phương, nhất là khu vực vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và cho doanh nghiệp ở các khu công nghiệp.
Theo Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7-10-2015, từ ngày 1-1-2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, và từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y sẽ bị hủy bỏ. Như vậy, ngay từ năm 2018, các trường phải ngừng tuyển sinh và đào tạo trung cấp y dược, kỹ thuật viên y học. Lý giải của lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, mục tiêu của quyết định này là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế, chủ động hội nhập về trình độ nhân lực y khoa giữa Việt Nam và các nước ASEAN.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Thương, Hiệu trưởng Trường trung cấp Tây Sài Gòn nêu ý kiến, nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp điều dưỡng là rất lớn. Đây cũng là cơ hội cho những bạn trẻ không có điều kiện học ngay lên cao đẳng, đại học, họ sẽ học trung cấp, đi làm một thời gian rồi liên thông. Quy định trình độ tuyển dụng kiểu như Bộ Y tế sẽ chặn đứng cơ hội học tập và làm việc của hàng trăm nghìn học sinh. “Thực tế, nếu so sánh thì trình độ đào tạo cao đẳng của các nước Đông - Nam Á với chương trình đào tạo TCCN với đầu vào tốt nghiệp THPT của ta hiện nay không hề thua kém, khác biệt. Có chăng chỉ là tên gọi khác nhau thôi. Minh chứng là, một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đức,… vẫn đang sử dụng lao động ngành y bậc TCCN của Việt Nam đấy thôi”, ông Thương nói.
Trong bản kiến nghị, các trường cũng cho rằng, về chủ trương việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngành y tế bắt đầu từ năm 2021 là một tín hiệu tốt góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và hội nhập. Nhưng, cách ban hành Thông tư vội vàng, chưa có đánh giá tác động, chưa thăm dò ý kiến phản biện của xã hội (kể cả ý kiến những người đang làm việc trong ngành tại các cơ sở y tế). Vì vậy, muốn thực hiện, đòi hỏi phải có lộ trình hợp lý.
Chú trọng hơn ở khâu “hậu kiểm”
Trên thực tế, các trường trung cấp có đào tạo ngành y không phản đối mục tiêu nâng chuẩn đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có lộ trình để triển khai thực hiện. Ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường trung cấp Bách khoa TP Hồ Chí Minh cho rằng, muốn lực lượng lao động của Việt Nam phát triển đồng bộ với nước ngoài thì cần phải có thời gian, có hướng dẫn để các trường chuẩn bị cơ sở đào tạo, chuẩn bị nguồn lực giáo viên, chương trình dạy và học... mới bảo đảm đáp ứng chuẩn nâng cấp. “Nếu Bộ Y tế cứ cứng nhắc quy định theo Thông tư 26 thì sẽ có hai kịch bản xảy ra, hàng loạt trường trung cấp y trên toàn quốc sẽ phải giải thể, hoặc đồng loạt sẽ có hàng trăm trường buộc phải nâng cấp lên cao đẳng y - như thế sẽ càng ngày càng loạn”, ông Sáng bức xúc.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, Thông tư 26 còn thiếu ý kiến của các bên liên quan như Bộ GD-ĐT, các trường đào tạo y tế, cơ sở sử dụng lao động cũng như đánh giá các mặt lợi hại tác động của văn bản này đối với những đối tượng thuộc phạm vi ảnh hưởng.
Bên cạnh những băn khoăn, trông chờ hai Bộ Y tế và Nội vụ sớm đưa ra luận cứ khoa học, phân tích rõ những tác động, có lộ trình và giải pháp thiết thực để thực thi Thông tư 26, còn có những ý kiến mang tính phản biện. Ông Phạm Hiệp, NCS ĐH Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) đặt vấn đề: Nâng cao chất lượng nhân lực y tế là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng. Bộ Y tế đã lựa chọn biện pháp yêu cầu số năm đào tạo tối thiểu của điều dưỡng viên phải từ 3 năm trở lên (có bằng cao đẳng). Theo tôi, đây là cách làm còn nặng hình thức và mang tính “tiền kiểm”. Giải pháp hợp lý là tập trung vào hậu kiểm thông qua kiểm định chất lượng theo chuẩn đầu ra. Nếu cần thiết, Bộ Y tế có thể tổ chức hẳn kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, tương tự một số kỳ thi đang được nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ... áp dụng.
Đối thoại dân chủ trên tinh thần xây dựng luôn có tác động tích cực đến việc thực thi chính sách. Chính vì thế, dư luận xã hội đang chờ đợi phản hồi của những người có trách nhiệm!
TheoNhân dân