Báo cáo Vietnam Chartbook tháng 10 do Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa phát hành cho biết,ãisuấttínphiếungânhàngđạtđỉnhcaonhấtcảnăxem bong da trưc tuyên thị trường tiền tệ sau một thời gian dài yên ả đã bắt đầu có biến động. Thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn dư dả như trước mà biểu hiện là lãi suất liên ngân hàng cùng với lãi suất tín phiếu NHNN đều tăng mạnh.
Theo đó, vào ngày 11/11/2016, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng lên 1,083%, cao nhất 65 ngày còn lãi suất tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày tăng lên 3%, cao nhất cả năm. Sau khi đạt đỉnh 86,7 nghìn tỷ đồng vào ngày 28/10/2016, số dư tín phiếu NHNN giảm dần và tới ngày 11/11/2016 giảm còn 55,7 nghìn tỷ đồng; đồng nghĩa 31 nghìn tỷ đồng đã bơm trở lại hệ thống (trong 11 ngày).
Báo cáo của SSI cho biết thêm, vào những tháng cuối năm nhu cầu tiền mặt thường tăng cao. Cùng kỳ 2015, hiện tượng lãi suất liên ngân hàng tăng và số dư tín phiếu NHNN giảm cũng đã xảy ra. Trong vòng 24 ngày kể từ đầu tháng 11/2015, số dư tín phiếu NHNN đã giảm từ 42 nghìn tỷ đồng về 0. Như vậy, số dư tín phiếu 55,7 nghìn tỷ đồng còn lại của năm 2016 cũng có thể nhanh chóng được sử dụng hết.
Tỷ giá tham chiếu kể từ tháng 9 đã được NHNN tăng gần như liên tục. Từ 1/9 đến 11/11/2016, tỷ giá tham chiếu đã tăng +0,62%; còn tính từ đầu năm, tỷ giá tham chiếu tăng +0,76%. Điều đáng nói là mặc dù NHNN tăng tỷ giá tham chiếu, tỷ giá trên thị trường chính thức cũng như tự do lại tăng thấp hơn và phản ứng theo hướng thụ động hơn. Từ đầu tháng 9, tỷ giá chính thức chỉ được các ngân hàng tăng +0,13%, còn tỷ giá tự do tăng +0,38%. Theo SSI, xuất siêu, cán cân thanh toán tổng thể dương đã giúp thị trường ngoại hối rất ổn định.
Cũng theo báo cáo của SSI, điểm khác biệt trong chính sách tỷ giá năm 2016 so với năm 2015 là Việt Nam không chạy theo điều chỉnh tỷ giá đồng VND để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Việt Nam dành ưu tiên cho ổn định tỷ giá nhằm kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại hối và kiểm soát nợ công. Đồng NDT của Trung Quốc đã mất giá -4,6% YTD, trong khi đồng VND của Việt Nam lại tăng +0,69% trên thị trường chính thức và +0,99% trên thị trường tự do. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với tháng 8/2015, khi NHTW Trung Quốc phá giá đồng NDT, Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá 1% và nới biên độ thêm 1% khiến đồng VND mất giá tới -5% trong năm 2015.
“Việc chủ động điều chỉnh tỷ giá tham chiếu vào cuối năm, thời điểm nhu cầu ngoại tệ tăng cao là một bước đi đúng nhằm giảm bớt áp lực tỷ giá. Đặc biệt là khi sang năm 2017 xuất siêu dự báo sẽ giảm và nhập siêu rất có thể sẽ trở lại. Xuất khẩu tăng chậm hơn trong năm 2016, mặc dù không hoàn toàn do đồng VND lên giá, nhưng cũng đặt ra nhu cầu điều chỉnh tỷ giá để lấy lại sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh đồng USD đang tăng./.
D.T