发布时间:2025-01-25 06:43:17 来源:VBet88 作者:Ngoại Hạng Anh
Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Công Khôi (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính xung quanh vấn đề này.
Trong những tháng qua, mặt bằng giá cả có những biến động gây áp lực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2018. Xin ông cho biết diễn biến mặt bằng giá cả 9 tháng vừa qua như thế nào?
Trong thời gian 9 tháng qua, có những tháng CPI tăng cao và gây áp lực cho việc kiểm soát lạm phát bình quân cả năm, tuy nhiên, mức độ biến động vẫn nằm trong kịch bản đã được dự báo từ đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2018 tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng đầu năm, CPI biến động theo hướng tăng dần qua các tháng từ mức 2,65% (tháng 1) tiến dần đến mức 3,01% (bình quân 5 tháng), trong 2 tháng tiếp theo lên mức 3,45% (bình quân 7 tháng) và tăng chậm lại trong 2 tháng gần đây lên mức 3,57% (bình quân 9 tháng). CPI tăng nhanh vào tháng 6 và tháng 7 do mặt bằng giá của hai tháng này năm trước ở mức thấp. Từ tháng 8 đến tháng 9, tốc độ CPI bình quân đã tăng chậm lại từ 3,53% (bình quân 8 tháng) lên 3,57% (bình quân 9 tháng) do mặt bằng giá tháng 8 và tháng 9 năm 2017 ở mức cao. Nếu tính theo gốc so sánh so với tháng 12 năm trước, CPI tháng 9 tăng 3,2 %, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,35% so với tháng trước.
Thưa ông, những yếu tố tác động đến CPI trong thời gian qua là gì?
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo, trong đó, một số yếu tố làm gia tăng sức ép lên mặt bằng giá mang tính quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng tăng cao vào dịp lễ, Tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường sau Tết. Trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ các yếu tố như: sự tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục; giá LPG (khí hóa lỏng) tăng theo diễn biến giá thế giới; giá vật liệu xây dựng tăng trong các tháng gần đây; giá điện nước lũy tiến tăng vào mùa nắng nóng; giá một số dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng trong các tháng cao điểm du lịch... Có thể nói, các nhân tố gây tăng giá trong nửa đầu năm chủ yếu xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ.
Trước tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng cao, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo giữ ổn định giá các mặt hàng do Nhà nước định giá, đồng thời tiếp tục rà soát để đẩy nhanh giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm, quyết liệt trong triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao...
Nhiều ý kiến cho rằng, trong 3 tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn các yếu tố tác động đến mặt bằng giá. Vậy các giải pháp cần tiếp tục đẩy mạnh để kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội giao là gì, thưa ông?
Để bảo đảm thực hiện được mục tiêu đặt ra trong năm 2018 cũng như hạn chế tác động đến lạm phát bình quân của năm 2019 thì việc kiểm soát mặt bằng giá các tháng cuối năm vẫn cần thực hiện một cách thận trọng, kiềm chế mức tăng theo từng tháng. Theo đó, phải tiếp tục theo dõi diễn biến cụ thể để có các đề xuất ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp cho phép có thể tính đến việc xem xét thực hiện việc điều hành một số mặt hàng do nhà nước quản lý nhưng có tác động không lớn lên CPI để giảm áp lực lên công tác điều hành giá trong năm 2019.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan phải chủ động tổ chức triển khai các giải pháp của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bên phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường nhất là đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng trong thời gian gần đây như xăng dầu, vật liệu xây dựng... Từ đó kịp thời đề xuất để có thể xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định cho người dân vùng chịu thiên tai, bão lũ để hạn chế tình trạng khan hiếm hàng cục bộ, bảo đảm an sinh xã hội.
Phải kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công…
Đối với việc điều hành giá một số mặt hàng cụ thể, phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước để có các giải pháp điều hành linh hoạt, phù hợp, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng đề ra trong năm 2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá, trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, không cho điều chỉnh tăng giá bất hợp lý.
Song song với đó là cần tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.
Đặc biệt, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan phải chú trọng đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá nhằm kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giá tại trung ương, địa phương và doanh nghiệp, phục vụ công tác phân tích dự báo, tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看