Khóa 1: Bảo hiểm nông nghiệp cho lương thực (21-CL-07-GE-DLN-A) - Thời gian đào tạo: bắt đầu từ 15/10/2021
- Mục tiêu: Giới thiệu những nội dung cơ bản về bảo hiểm nông nghiệp cho lương thực,ỗtrợcáctổchứcdoanhnghiệpVIệtNamđàotạotrựctuyếnvềnăngsuấtchấtlượlịch thi đấu bóng đá bỉ quản trị rủi ro trang trại
- Đối tượng tham dự: Không yêu cầu
- Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
- Số lượng học viên: Không giới hạn
Khóa 2: Công nghệ kỹ thuật số cho Người canh tác nhỏ (20-AG-17-GE-DLN-A-AP02) - Thời gian đào tạo: bắt đầu từ 1/11/2021
- Mục tiêu: Hiểu được vai trò chính và các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số đối với người canh tác nhỏ; Giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số từ quy hoạch đến giai đoạn sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp; Tìm hiểu về các giải pháp cải tiến sau thu hoạch bao gồm tiếp thị, hậu cần và liên kết bán hàng.
- Đối tượng tham dự: Không yêu cầu
- Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
- Số lượng học viên: Không giới hạn
Khóa 3: Phát triển các doanh nghiệp xã hội trong kinh doanh nông nghiệp (20-AG-17-GE-DLN-A-AP03) - Thời gian đào tạo: bắt đầu từ 1/11/2021
- Mục tiêu: Hiểu các khái niệm và nguyên tắc của doanh nghiệp xã hội trong kinh doanh nông nghiệp; Tìm hiểu về các bước chính trong việc thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động của doanh nghiệp xã hội trong kinh doanh nông nghiệp; Kiểm tra các yếu tố thành công chính trong các doanh nghiệp xã hội trong kinh doanh nông nghiệp bao gồm tài chính, công nghệ và mô hình kinh doanh.
- Đối tượng tham dự: Không yêu cầu
- Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
- Số lượng học viên: Không giới hạn
Khóa 4: Giải pháp đám mây nhằm nâng cao năng suất trong lĩnh vực dịch vụ (21-CP-33-GE-DLN-A) - Thời gian đào tạo: bắt đầu từ 12/11/2021
- Mục tiêu: Thảo luận về các giải pháp đám mây, khái niệm, công cụ và phương pháp luận gần đây nhất để chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực dịch vụ; Giới thiệu các cải tiến năng suất thông qua đổi mới sáng tạo cho các tổ chức thuộc lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, bao gồm điện toán đám mây, kiến trúc gốc đám mây và các giải pháp dựa trên đám mây.
- Đối tượng tham dự: Không yêu cầu
- Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
- Số lượng học viên: Không giới hạn
Khóa 5: Hiệu quả và Quản lý Năng lượng trong Hệ thống Nhiệt (21-CP-24-GE-DLN-A) - Thời gian đào tạo: bắt đầu từ 15/11/2021
- Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cập nhật về các tiện ích nhiệt, thiết bị và hệ thống liên quan; Truyền đạt bí quyết về các nguyên tắc cơ bản và đánh giá hiệu suất của các tiện ích nhiệt, hướng dẫn để sử dụng hiệu quả các hệ thống liên quan và các công nghệ mới; Trình diễn tiềm năng tiết kiệm năng lượng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tiền tệ thông qua việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tốt để vận hành hiệu quả các tiện ích nhiệt.
- Đối tượng tham dự: Không yêu cầu
- Ngôn ngữ làm việc:Tiếng Anh
- Số lượng học viên: Không giới hạn
Phương thức đăng ký tham dự: Học viên đăng ký trực tiếp với APO trên website của APO theo đường link: http://eAPO-tokyo.org Toàn bộ khóa học được tương tác trực tiếp trên mạng. Kết thúc khóa hoc, học viên sẽ làm bài kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận (điện tử) khi đạt 75% yêu cầu. Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization – APO) là một tổ chức liên chính phủ khu vực được thành lập năm 1961 nhằm phát triển năng suất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua hoạt động hợp tác (với các NPO và các tổ chức quốc tế khác). APO hoạt động trên cơ sở phi chính trị, phi lợi nhuận và không phân biệt đối xử. APO đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực thông qua các dự án, hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và công cộng. Ngân sách hoạt động của APO từ niên liễm và tiền hỗ trợ từ chính phủ các nước thành viên. Được sự cho phép của Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đại diện cho Việt Nam tham gia thành viên APO từ ngày 1/1/1996 với vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO, dự án song phương với các Tổ chức năng suất quốc gia thành viên APO. |