发布时间:2025-01-16 21:11:33 来源:VBet88 作者:Nhận Định Bóng Đá
Ngày 10/11/2018,ướngtớimụctiêuxâydựngnềnnôngnghiệphiệnđạicạcách chơi bầu cua luôn thắng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Xuất khẩu ngành Nông nghiệp đạt bình quân 31,5 tỷ USD/năm
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg (Đề án), sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện (2013 - 2018) đã thu được nhiều kết quả ấn tượng.
Cả giai đoạn 5 năm tái cơ cấu, nông nghiệp đạt được tăng trưởng 2,55%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân giai đoạn 5 năm trước. Năm 2018, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sẽ đạt 40 - 40,5 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả giai đoạn (2013 - 2018) đạt gần 200 tỷ USD. Đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD.
"Nông lâm thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.
Ngoài ra, một trong những điểm nhấn của kết quả tái cơ cấu là số doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp tăng nhanh, minh chứng cho những nỗ lực cải cách, hoàn thiện thể chế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
“Chỉ trong vòng 4 năm gần đây, DN đầu tư vào nông nghiệp tăng gấp 3 lần, từ 3.000 DN lên 9.000 DN, chưa kể 49.000 DN ở khu vực công nghiệp chế biến phụ trợ cho nông nghiệp. Số lượng hợp tác xã cũng phát triển nhanh chóng lên tới con số 13.200, cùng 33.000 trang trại đã đồng hành rất tốt với hơn 8 triệu nông dân. Dự kiến, năm 2018, các thành phần kinh tế sẽ đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng vào nông nghiệp. Chúng tôi rất cảm ơn các DN đã chủ yếu đầu tư bằng khát vọng, vượt qua khó khăn, đầu tư vào lĩnh vực lợi nhuận ít nhưng rủi ro cao như nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng nhận định, trong quá trình tái cơ cấu vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành chỉ khoảng 5,8 đến 6% của cả nước; đầu tư theo hình thức đối tác công tư mới chỉ ở quy mô nhỏ, thí điểm. Công tác dự báo cung, cầu yếu nên chưa tránh được tình trạng nông sản ”được mùa, mất giá”, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân…
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: NNK |
Lấy thị trường thế giới làm mục tiêu để cạnh tranh và phát triển
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương những kết quả ngành Nông nghiệp đạt được sau 5 năm tái cơ cấu và cũng chỉ rõ bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, như tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế; chất lượng tái cơ cấu ở một số nơi còn thấp...
Phó Thủ tướng nhận định, về tầm nhìn phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng, miền, địa phương và từng lĩnh vực. Hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn...
Theo Phó Thủ tướng, "đây là những mục tiêu cao nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được, vì vậy yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân phải thực sự vào cuộc quyết liệt".
Trên cơ sở tái cơ cấu ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì với các bộ, ngành, địa phương phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn; thu hút các DN, trong đó có các hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp và coi DN là động lực chính cho phát triển..
Về nhiệm vụ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Phó Thủ tướng yêu cầu gắn thị trường tiêu thụ trong nước với thị trường thế giới, trong đó, lấy thị trường thế giới làm mục tiêu để cạnh tranh và phát triển. Đồng thời, phải coi trọng thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.
"Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Cùng với đó, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân. Đối với thị trường thế giới, phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực đàm phán để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các thị trường mới; tích cực quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam", Phó Thủ tướng lưu ý./.
Khánh Linh
相关文章
随便看看