Bác sĩ Trần Phương Nam
Triệu chứng của bệnh nhiều lúc không rõ ràng,êmtaigiữacóthểtửvongnếukhôngđiềutrịkịpthờkết quả bóng đá quốc gia đan mạch không gây nên đau đớn, chỉ giảm sức nghe. Vì vậy, bệnh nhân chủ quan không điều trị. Bệnh nguy hiểm và gây biến chứng nặng, gây điếc, gây sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ em. Có thể tử vong mọi lứa tuổi nếu không điều trị kịp thời.
Bác sĩ cho biết cụ thể hơn về bệnh viêm tai giữa ?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm của tai giữa, thường có dịch trong tai giữa, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Bệnh lý viêm tai giữa có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em. Viêm tai giữa điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn không để lại bất cứ di chứng nào; ngược lại, sẽ dẫn đến nghe kém, liệt mặt, nguy hiểm hơn là các biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên... có thể gây tử vong.
Bệnh lý viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng nhĩ không hàn lại, xơ nhĩ, xẹp nhĩ, túi co kéo, cholesteatoma tiêu chuỗi xương con gây nghe kém đặc biệt ở trẻ em, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, phát triển trí não của trẻ.
Viêm tai giữa mạn tính mủ gây ra các biến chứng như viêm xương chủm, viêm xương đá, viêm mê nhĩ, biến chứng thần kinh như liệt dây thần kinh mặt, nguy hiểm nhất là các biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch bên, tĩnh mạch xoang hang, biến chứng nội sọ như viêm não, màng não, áp xe não… có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân, song tôi muốn nói đến đối tượng trẻ em. Các cháu chưa có ý thức hợp tác với phụ huynh để phát hiện bệnh. Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em, có nhiều điểm khác biệt với người lớn, sức đề kháng còn yếu, nên trẻ em thường hay bị viêm tai giữa cấp tính.
Nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ. Một số yếu tố dưới đây có thể xem là những nguy cơ chính dễ dẫn đến trẻ bị viêm tai giữa, như trẻ em hay bị viêm mũi họng kèm sức đề kháng còn kém, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây viêm tai giữa. Ở trẻ nhỏ, cấu tạo vòi nhĩ ngắn, khẩu kính lớn và nằm ngang hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa. Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, dễ phản ứng với các kích thích bằng hiện tượng tiết dịch, dễ làm cho ứ dịch nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.
Còn với người lớn?
Đối với người lớn, viêm tai giữa chủ yếu do một số nguyên nhân, như viêm tai giữa từ nhỏ chưa được điều trị triệt để dần thành viêm tai giữa mãn tính. Do chấn thương tai khi dùng vật cứng, nhọn ngoáy tai làm thủng màng nhĩ hay tai nạn giao thông, chấn thương khí áp như khi đi máy bay, lặn. Biến chứng từ một số bệnh, như viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày - thực quản
Triệu chứng viêm tai giữa như thế nào, thưa bác sĩ?
Đau tai là triệu chứng thường gặp trong viêm tai giữa cấp, trẻ lớn sẽ biết kêu đau trong tai, còn trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, đưa tay lên vành tai, đau tai thường đi kèm sốt 38-40º, chảy nước mũi, đau họng, ho. Ù tai và nghe kém. Chảy dịch mủ từ tai. Soi màng nhĩ thấy màng nhĩ sung huyết, căng đỏ, phồng trong viêm cấp hoặc màu vàng lẫn bọt khí trong viêm tai giữa ứ dịch, muộn hơn màng nhĩ tự vỡ chảy dịch mủ ra ngoài để lại lỗ thủng nhĩ…
Có người không đau nhức tai, tai không bị chảy máu, mủ, chỉ khi sức nghe bị giảm mới đi khám. Vậy, với trường hợp này làm sao để đề phòng bệnh?
Trường hợp này có thể bệnh nhân mắc viêm tai giữa ứ dịch, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh diễn tiến âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện do triệu chứng ít không nổi bật với triệu chứng chủ yếu là nghe kém, ù tai, nguyên nhân thường do tắc vòi Eustachi, viêm mũi xoang, viêm VA, trẻ có cơ địa dị ứng, miễn dịch kém do đó để phòng bệnh cần điều trị nguyên nhân và phòng tránh các yếu tố nguy cơ: điều trị sớm viêm mũi xoang, viêm họng, viêm VA, thông khí vòi tai khi bị tắc vòi… giáo dục cho bố mẹ và cô nuôi dạy trẻ biết cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp trên là nguy cơ hàng đầu của bệnh, cho trẻ bú sữa mẹ, nâng cao sức đề kháng, tránh tiếp xúc khói thuốc lá.
Trẻ em hay bị viêm tai giữa nhưng phụ huynh lại không biết vì triệu chứng cũng không rõ ràng. Vậy, trong trường hợp này làm sao phát hiện để điều trị kịp và không gây hậu quả nặng?
Đối với bố mẹ và thầy cô giáo, cần phải tuyên truyền và giáo dục để hiểu biết về bệnh, từ đó có thể đưa con đi khám và kiểm tra thính lực sớm khi thấy trẻ có biểu hiện gián tiếp của nghe kém như: học hành giảm sút, thiếu tập trung, thay đổi tính nết, bướng bỉnh, không vâng lời.
Đối với thầy thuốc, cần phải khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử, soi màng nhĩ, kiểm tra nhĩ lượng và thính lực cho những trẻ có nguy cơ cao: nhiễm trùng đường hô hấp trên kéo dài, sau đợt viêm tai giữa cấp, trẻ sứt môi, hở hàm ếch. Cần sớm điều trị các ổ viêm ở đường hô hấp trên có thể gây viêm tai giữa: nạo VA, điều trị chảy mũi kéo dài.
Cảm ơn bác sĩ về cuộc trao đổi!
Đinh Hồng Xuân Hồng
(thực hiện)