【trực tiếp bóng đá keo nha cai】Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bayer Leverkusen, 2h45 ngày 4/12
Doanh nghiệp oằn mình "gồng gánh" qua đại dịch | |
Nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giữa dịch Covid-19 | |
Chấn chỉnh việc áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết gây ảnh hưởng sản xuất kinh doanh |
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. |
Trong bối cảnh hiện nay, ông nhận định như thế nào về những khó khăn và nỗ lực thích ứng của các doanh nghiệp?
Cái khó khăn nhất hiện nay là dịch bệnh Covid-19 đang tác động vào mọi mặt đời sống của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh. Đại dịch khiến các doanh nghiệp không có nguồn thu, lợi nhuận sụt giảm, thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu, thiếu nguồn lao động do chính sách giãn cách xã hội, nhưng có nơi lại thừa nguồn lao động do doanh thu giảm, doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động…
Hiện mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có những khó khăn khác nhau, nhưng điểm đáng mừng là khả năng thích ứng của doanh nghiệp đã khá hơn, nhờ tính linh hoạt và sức chịu đựng của doanh nghiệp Việt Nam hiện đã lớn hơn, bởi được tôi luyện trong môi trường kinh doanh rất khắc nghiệt. Vì thế, khoảng 25% doanh nghiệp đã từng bước chuyển đổi sang tương tác trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong các hoạt động quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong kinh doanh, muốn tạo nên yếu tố bền vững, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phòng chống dịch. Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần tính toán cẩn trọng hơn giữa phát triển kinh doanh và phòng chống dịch bệnh. Nếu các doanh nghiệp cứ hăng hái phát triển kinh tế mà quên mất nguy cơ dịch bệnh thì sẽ tạo hệ quả ngược với mong muốn.
Mặt khác, trong việc đổi mới khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chúng ta cần nhìn nhận thực tế là doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vấn đề này từ áp lực của dịch bệnh, không phải trong một môi trường bình thường. Thế nên, nhiều doanh nghiệp sẽ có khoảng trống về mặt kiến thức, nhân lực và cơ sở hạ tầng… nên cần phải được bổ sung ngay, nếu chủ quan và thực hiện không đúng chuẩn thì rất dễ phải trả giá.
Ông đánh giá như thế nào về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua?
Thời gian qua, các giải pháp và chính sách hỗ trợ đã góp phần vào khả năng chống chọi của doanh nghiệp. Nhưng tôi xin nhấn mạnh là chỉ góp phần, chứ không làm được tất cả nhiệm vụ, không phải cứ hỗ trợ là doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua được. Bởi vấn đề còn nằm ở năng lực nội tại của doanh nghiệp và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thấu hiểu điều này, nên đã có những cái phương án rất chủ động.
Mặt khác, hệ thống chính sách hỗ trợ đã tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi đã giúp nhiều doanh nghiệp đuối sức còn có khả năng trụ vững được thì sẽ được tiếp nhận nguồn hỗ trợ để họ vượt lên. Theo khảo sát của chúng tôi, 70% doanh nghiệp hài lòng với cái chính sách hỗ trợ hiện nay. Hơn nữa, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng chính là hỗ trợ người lao động, chính sách hỗ trợ người lao động lại chính là giúp cho doanh nghiệp giữ chân người lao động.
Các chính sách hỗ trợ giúp cộng đồng kinh doanh cảm nhận được trách nghiệm từ phía Chính phủ và cơ quan nhà nước, tạo niềm tin cho doanh nghiệp cảm thấy là Chính phủ cần và thấu hiểu doanh nghiệp.
Tất nhiên, cái mà chúng ta cần phải đặt vấn đề bây giờ là hiệu quả thụ hưởng của các doanh nghiệp, bởi luôn có khoảng cách giữa việc ban hành chính sách và thực thi chính sách. Vì thế, việc cần làm là đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách, trong khó khăn thì mọi hỗ trợ đều quý hơn những lúc bình thường.
Các chính sách hỗ trợ về thuế đã, đang và sắp được ban hành sẽ tác động như thế nào đến các doanh nghiệp, thưa ông?
Không chỉ tại Việt Nam, mà trên toàn cầu, chính sách ưu đãi về thuế luôn được ưa thích nhất đối với cộng đồng kinh doanh. Nhưng ở Việt Nam có một thực tế khác biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thường có số liệu khai báo thuế và số liệu kinh doanh thật sự khác nhau. Trong khi để chính sách thuế tác động thực sự thì doanh nghiệp phải có hoạt động quản trị, báo cáo kế toán tương đối tốt, số liệu kinh doanh phải minh bạch. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp như hiện nay, dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân kinh doanh chịu tác động của dịch Covid-19 mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến được ban hành là cố gắng rất lớn, là trợ lực rất cần thiết cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực trước mắt duy trì hoạt động.
Ngoài ra, cơ quan Thuế có thể cân nhắc về thời điểm quyết toán thuế năm 2020, trong bối cảnh doanh nghiệp đang cần vốn để khôi phục sản xuất...
Về mặt lâu dài, để tăng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp, cơ quan Thuế cần giải pháp giảm thủ tục hành chính tuân thủ cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như đưa ra chính sách cho doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức đóng thuế, tức là nếu doanh nghiệp doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm thì được chọn hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 2-3%/năm tính trên doanh thu. Điều này giúp giảm hơn 15 loại giấy tờ về thủ tục hành chính thuế, mà chưa chắc làm giảm thu ngân sách nhà nước…
Xin cảm ơn ông!