【napoli đội hình】Soi kèo góc Man City vs Feyenoord, 3h00 ngày 27/11

时间:2025-01-16 01:54:19来源:VBet88 作者:Cúp C1

Hiện nay,ảotồnnguồngennngsảnapoli đội hình nhiều mô hình sản xuất mới đã được nhân rộng và phát triển trong nông hộ. Vì vậy, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Hậu Giang (trung tâm) đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhằm cung cấp cho người dân nguồn giống chất lượng, bảo vệ nguồn gen quý bản địa vốn là đặc sản của tỉnh nhà.

Quýt đường đã được bảo tồn 2ha, giúp người dân trong tỉnh giảm lo lắng về nguồn giống sạch bệnh.

Tính cấp thiết của bảo tồn nguồn gen đã được UBND tỉnh nhận thấy nên 2 năm trước, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch hành động đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Sau đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Hành động về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, chủ nhiệm dự án Võ Đức Thái, chuyên viên trung tâm thực hiện nhiệm vụ: “Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen các loại nông sản của tỉnh”. Đến nay, các nguồn gen quý của tỉnh đã được lưu giữ, bảo tồn tại trung tâm một cách an toàn và đang phát triển mạnh.

Chủ nhiệm dự án Võ Đức Thái cho biết: “Mục tiêu dự án là tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước về đa dạng sinh học và công tác bảo vệ các nguồn gen. Từ nghiên cứu sẽ đề ra các phương pháp bảo tồn, khai thác và bảo vệ các hệ sinh thái, các nguồn gen một cách bền vững nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật tồn tại trên địa bàn tỉnh. Hướng đến sự tham gia và nâng cao nhận thức của cộng đồng vào công tác bảo tồn”. Do kinh phí hạn hẹp nên năm 2016, chủ nhiệm dự án mới thực hiện bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cho cây quýt đường và khóm queen Cầu Đúc. Quýt đường thì được bảo tồn trong điều kiện cây vi ghép nhà lưới và bảo tồn ngoài đồng, còn khóm queen Cầu Đúc được bảo tồn trong phòng thí nghiệm và lưu trữ nguồn gen ngoài đồng.

Được biết, nguồn gen bảo tồn (chồi ghép) được lấy từ các cây đầu dòng quýt đường thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A và xã Long Trị, thị xã Long Mỹ; cây khóm queen Cầu Đúc được lấy từ cây đầu dòng bố mẹ sạch bệnh tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Gốc ghép của cây quýt thì được lấy từ các giống quýt đường có khả năng sinh trưởng mạnh và sức chống chịu tốt. Cả 2 chồi ghép và gốc ghép được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng (môi trường MS) là môi trường được dùng trong thí nghiệm kết hợp với các nồng độ khác nhau của chất kích thích sinh trưởng. Môi trường MS chứa 7 loại chất đa lượng; 7 chất vi lượng; 4 loại vitamin thiết yếu; Glycine; agar và đường Sucrose, đủ để nuôi mầm phôi phát triển.

Kết quả sau 1 năm thực hiện nhiệm vụ, chủ nhiệm Võ Đức Thái đã bảo tồn tại vị (gọi là bảo tồn in-situ) cho 1ha chuyên canh cây khóm queen Cầu Đúc tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến. Bảo tồn tại chỗ 2ha chuyên canh cây quýt đường (1ha tại xã Long Trị, 1ha tại xã Thạnh Xuân). Ngoài ra, chủ nhiệm còn bảo tồn ngoại vi (gọi là bảo tồn ex-situ) cho 200 chai khóm queen Cầu Đúc sạch bệnh (không nhiễm bệnh héo khô đầu lá) bằng phương pháp invitro (trong ống nghiệm); 10 cây vi ghép sạch bệnh trong nhà lưới chống côn trùng được lưu giữ tại trung tâm.

Ông Lâm Trường Thọ, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, nhận xét: “Nhà khoa học đến bảo tồn gen cho khóm, nông dân chúng tôi rất vui. Vì mấy năm trước khóm bị bệnh chết nhiều mà không biết cách xử lý, cũng không biết tìm cây sạch bệnh ở đâu về trồng lại. Giờ có khu bảo tồn thì nông dân ở đây đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng khóm để cung cấp cho doanh nghiệp đến thu mua”.

Tiếp tục thực hiện theo chủ trương, định hướng của tỉnh, năm 2017, trung tâm triển khai bảo tồn nguồn gen cam sành của tỉnh. Bởi, hiện nay cam sành bị ảnh hưởng vì dịch bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ. Hình thức bảo tồn tại chỗ đối với cây cam sành có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ duy trì được sự tiến bộ nguồn gen mà qua thời gian sàng lọc, phương pháp này có thể mở rộng nguồn gen. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc trung tâm, cho hay: “Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gen cho tỉnh. Theo đó, trong năm 2018 sẽ bảo tồn gen cho cây cam xoàn, năm 2019 là bưởi Năm Roi, đến năm 2020 là cam mật, xoài cát Hậu Giang... Sở dĩ chúng tôi đã hoạch định lộ trình như thế để trên cơ sở bảo tồn và lưu giữ một nền tảng di truyền phục vụ cho công tác cải thiện giống cây trồng trước mắt và lâu dài. Nguồn gen được bảo tồn sẽ tăng được tính chống chịu của chúng với các điều kiện tự nhiên bất lợi, góp phần tăng năng suất theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

相关内容
推荐内容