Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội). Xử lý bằng công cụ thuế: Kịp thời,ửlýtàisảnbấtminhKhótìmphươngánhoànhảdudoan bongda homnay khả thi
Theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp, nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc bằng việc thu thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để bổ sung loại thu nhập này là thu nhập chịu thuế.
Một số ý kiến đại biểu tán thành với phương án 2 của dự thảo luật là xử phạt hành chính đối với hành vi kê khai không trung thực, không minh bạch trong giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập. Nhiều ý kiến lại đề nghị thu hồi tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc (phương án 3) thông qua thủ tục xem xét, giải quyết tại tòa án. Ngoài ra, một số kiến đề nghị một số phương án khác như giữ quy định luật hiện hành; hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính; xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua trình tự, thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án…
Qua đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án, UBTVQH trình đại biểu Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án 3 là xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm qua thủ tục tố tụng tại tòa án vì đây là phương án có nhiều ưu điểm hơn so với hai phương án còn lại. Tại dự thảo, 2 phương án được đưa ra để đại biểu Quốc hội xem xét là phương án xử lý tại toà án và phương án thu thuế.
Thảo luận tại Quốc hội, quan điểm các đại biểu vẫn rất khác nhau. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) không đồng tình phương án xử lý qua toà án bởi cho rằng việc chứng minh tham nhũng không đơn giản, kéo dài thời gian, dễ dẫn đến những tiêu cực, bức xúc, mất niềm tin. Do đó, đại biểu đồng tình phương án Nhà nước tạm coi đây là một khoản thu nhập phải chịu thuế, người kê khai phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Ưu điểm của phương án này là xử lý nhanh, kịp thời tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc bằng công cụ kinh tế, hạn chế được tâm lý nặng nề đối với người có nghĩa vụ kê khai so với việc xử lý thông qua con đường tòa án.
Đồng tình với phương án dùng công cụ thuế, đại biểu Lê Xuân Thân (Hà Tĩnh) cho rằng, việc xử lý về tài sản phải rất thận trọng, bởi nó liên quan đến quyền của công dân theo điều 32 của Hiến pháp, quy định về quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được bảo hộ. Theo đại biểu, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người bị buộc tội không phải chứng minh mình vô tội, như vậy nếu đưa ra toà án yêu cầu người bị buộc tội phải chứng minh tài sản hợp pháp là không phù hợp quy định của pháp luật. Do đó, đại biểu đề nghị chọn phương án thu thuế, để đảm bảo phòng chống tham nhũng hiệu quả, và tuân thủ pháp luật hiện hành.
Giao toà án xử lý: Quy trình kéo dài, dễ gây quá tải
Ngược lại, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, phương án xử lý qua toà án có nhiều ưu điểm, thể hiện được thái độ mạnh mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật PCTN hiện hành…
Tuy nhiên, phương án này còn nhiều nội dung cần làm rõ để đảm bảo tính khả thi như việc toà án chứng minh tài sản là tham nhũng ra sao, liệu giao nhiệm vụ này có khiến cơ quan toà án quá tải, chưa có quy định về nguồn lực cho toà án thực hiện nhiệm vụ này.
Không nghiêng hẳn về phương án nào, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị phân loại tài sản theo hướng tài sản không kê khai, cố tình gian dối phải xử lý thật nghiêm khắc. Đối với tài sản kê khai mà không chứng minh được nguồn gốc, nếu cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập có nghi ngờ mà không chứng minh được thì chuyển qua toà án, nếu toà án không chứng minh được thì chuyển cơ quan thuế.
Trong khi đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng cả hai phương án đều không đảm bảo khả thi, phù hợp. Theo đại biểu, đây là luật nhằm phòng, chống tham nhũng, không phải luật về xử lý tham nhũng và chúng ta đã có đầy đủ các quy định về xử lý tham nhũng ở các luật khác.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, xử lý tài sản bất minh đang là vấn đề nóng nhất trong dự thảo luật. Thực chất, đây không phải là tài sản tham nhũng, mà là loại tài sản mà người sở hữu chưa chứng minh được sự hợp pháp, và cơ quan kiểm soát cũng chưa chứng minh được đây là tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề rất được quan tâm nên cần thiết phải có phương án xử lý, tạo bước đột phá đối với dự án luật sửa đổi lần này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, thực tế trong các phương án, không có phương án nào hoàn hảo, đáp ứng mọi yêu cầu mà phương án nào cũng đều có ưu, nhược điểm riêng. Trước nhiều ý kiến còn rất khác nhau, Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu để chọn ra phương án cuối cùng./. H.Y |