Phần lớn những người tham gia cuộc trưng cầu dân ý hôm 1-10 đã bỏ phiếu ủng hộ Catalonia độc lập khỏi Tây Ban Nha.
Ẩu đả đã xảy ra giữa đám đông dân chúng và lực lượng vệ binh dân sự hôm 1-10. Ảnh: REUTERS
Hơn 2 triệu người Catalonia,ăngthẳngcuộctrưngcầudnởkết quả romania hôm nay chiếm 90,9% những người đi bỏ phiếu, nói “có” với câu hỏi “có muốn Catalonia trở thành nước cộng hòa độc lập hay không”. Chỉ hơn 176.000 người, chiếm 7,8% nói “không” - theo tờ RT. Chính quyền Catalonia cho biết, đây là kết quả thu được từ các lá phiếu “không bị tịch thu” trong các cuộc đột kích của cảnh sát Tây Ban Nha suốt ngày trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu. Trên thực tế, có 5,3 triệu cử tri Catalonia đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Cuộc đàn áp của cảnh sát ngăn cản khoảng 770.000 người tham gia cuộc trưng cầu. Số phiếu còn lại bị cảnh sát tịch thu. 844 người bị thương trong các cuộc đụng độ, 74 người chính thức đệ đơn kiện. Lá phiếu chỉ có câu hỏi duy nhất: “Ông (bà) có muốn Catalonia trở thành nhà nước độc lập dưới hình thức nước cộng hòa không?”. Hai ô trả lời bên dưới là “có - không”. Đài Al Jazeera ghi nhận một số trường hợp người đi bầu mặt mũi đầy máu sau khi bị lực lượng an ninh đánh đập. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cũng thông báo, ít nhất 33 nhân viên an ninh cũng bị thương trong các cuộc đụng độ với cử tri.
Chính quyền Madrid tuyên bố cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp và vi hiến, trước đó đã ban hành lệnh cấm. Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Soraya Saenz hôm 1-10 ca ngợi phản ứng “kiên quyết và hợp lý” của cảnh sát. Chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Catalonia là bất hợp pháp, còn Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha từ đầu tháng 9 đã ra lệnh ngừng tiến trình bỏ phiếu theo kế hoạch. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cáo buộc giới lãnh đạo ở Catalonia là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn hiện nay. “Chúng tôi đã chứng kiến hành vi gây khó dễ cho nền dân chủ, bao gồm quấy rối thẩm phán và báo chí. Đó là một chiến lược chống lại luật pháp. Tây Ban Nha là một nền dân chủ có tính bao dung, trưởng thành và tiến bộ nhưng cũng đầy cứng rắn và quyết đoán”, ông Romeva nói.
Trong khi đó, Giám đốc Bộ phận Các vấn đề quốc tế của Catalonia Raul Romeva, cho biết họ sẽ khiếu nại lên các nhà hữu trách châu Âu về hành động vi phạm nhân quyền hôm 1-10. Còn Chủ tịch tổ chức ly khai Omnium Cultural Jordi Cuixart, đổ lỗi cho Thủ tướng Rajoy và Bộ trưởng Nội vụ Juan Ignacio Zoido châm ngòi cho các cuộc xung đột bạo lực. Người này cho rằng hành động của cảnh sát thuộc về động cơ chính trị, muốn “làm hại công dân”.
Sự ủng hộ Catalonia ly khai tăng mạnh trong vài năm qua khi Tây Ban Nha trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều người Catalonia vẫn còn giận dữ về quyết định của Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha cách đây 7 năm, trong đó các phần của luật tự trị Catalan năm 2006 đã bị hủy bỏ hoặc sửa đổi khiến quyền tự trị của họ không được mở rộng như mong muốn. Chính quyền Catalonia từng khẳng định cuộc trưng cầu dân ý sẽ ràng buộc về mặt pháp lý và hứa tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha trong vòng 48 giờ sau khi có kết quả bỏ phiếu trong trường hợp phe ủng hộ ly khai giành chiến thắng. Tuy nhiên, với lượng cử tri đi bỏ phiếu và nhiều điểm bỏ phiếu phải đóng cửa có thể sẽ làm phức tạp thêm bất cứ bước đi nào của chính quyền vùng này tuyên bố độc lập.
Chưa biết là kết quả cuộc trưng cầu ý dân này rồi sẽ đi đến đâu. Tuy nhiên, ngay từ khi chưa bắt đầu, sự kiện này đã gây chia rẽ sâu sắc trong xã hội Tây Ban Nha. Theo đánh giá của giới chuyên gia, vấn đề Catalonia, nếu không được dập tắt sẽ có nguy cơ đe dọa đến sự thống nhất của Tây Ban Nha cũng như của Liên minh châu Âu. Ngoài ra, do Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nên những bất ổn ở Catalonia cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Tây Ban Nha nói riêng và kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói chung.
LONG TẤN tổng hợp