Rác thải nhựa chiếm khoảng 8%-10%
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phòng,êncứuchuyểngiaocôngnghệsảnxuấtsảnphẩmnhựathânthiệnvớimôitrườdự đoán soi chống rác thải nhựa: Nhìn từ câu chuyện chính sách” diễn ra tại Hà Nội sáng 16/9, ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết, theo thống kê, trên địa bàn TP. Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8%-10%. Các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân, nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Trước tình trạng trên, trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ TN&MT, TP. Hà Nội đã ban hành các kế hoạch và những chương trình hành động cụ thể nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn. Trong đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND về “Phòng, chống rác thải nhựa và túi nilon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Từ đó đến nay, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố không sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp từ tháng 11/2019.
Bên cạnh đó, thông qua các buổi tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần, khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, ý thức người dân từng bước đã được nâng cao. Tại các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng cũng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Sở TN&MT Hà Nội cũng đã thực hiện chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa. Từ đó, chương trình đã tái chế và góp phần giảm thiểu được trên 244 tấn rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của TP. Hà Nội. Sở đã phối hợp với các chuyên gia thực hiện tuyên truyền thí điểm tại 5 trường tiểu học tại Hà Nội về tác hại của rác thải nhựa nhằm thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy sử dụng một lần…
Tuy nhiên, trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Đầu tiên, do thói quen của người dân khó thay đổi trong một thời gian ngắn; Nhà nước cần có chính sách tăng thuế với các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa, Thành phố cần có chính sách khuyến khích các đơn vị giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa. Ngoài ra, một số địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt…