【nhận định bóng đá kèo nhà cái 2】Soi kèo góc Inter Milan vs Leipzig, 3h00 ngày 27/11
PVN nói gì khi Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn “tắc”? | |
Nhiệt điện Thái Bình 2 đóng điện thành công sân phân phối 220kV | |
Đẩy nhanh tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 |
Nếu dự án NMNĐ Thái Bình 2 đi vào vận hành, năm 2021 có thể sẽ không thiếu điện . Ảnh: Nguyễn Thanh |
Khó khăn chất chồng
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư (điều chỉnh lần 2) hơn 41 nghìn tỷ đồng, đến nay tiến độ tổng thể đạt hơn 84%. Trong đó, hầu hết các hạng mục xây dựng chính của dự án đều đã hoàn thành cơ bản và đang vào giai đoạn hoàn thiện. Theo tiến độ dự kiến, dự án sẽ hoàn thành tổ máy 1 vào tháng 6/2020 và tổ máy 2 vào tháng 10/2020.
Theo PVN, dự án này chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, điển hình như nhà thầu Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong quá trình triển khai dự án có một số sai phạm đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Cụ thể, việc sử dụng số tiền sai mục đích hơn 1.100 tỷ đồng dẫn đến nhiều hệ lụy cả về chi phí, tiến độ, pháp lý ảnh hưởng đến nguồn lực trong triển khai dự án. Hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án còn một số vấn đề không đảm bảo nên có rất nhiều việc hoàn thành nhưng không thể thanh/quyết toán, trong đó có cả yếu tố tâm lý của những cán bộ được cử đến để “giải cứu” dự án này.
Ngoài ra, do tiến độ dự án bị kéo dài nên có nhiều khó khăn và rủi ro phát sinh như máy móc thiết bị hết thời hạn bảo hành, không vay thêm được vốn…
Để giải quyết những khó khăn của dự án, hôm nay 23/7, Ban chỉ đạo các công trình điện trọng điểm quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành có liên quan đã có buổi làm việc trực tiếp tại dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch PVN đánh giá: “Hiện nay, tài chính là 1 trong 4 vấn đề chính tại NMNĐ Thái Bình 2. Làm gì cũng phải có tiền. Nếu không có quyết sách sớm thì dự án đóng cửa sớm”.
Ông Thanh thông tin thêm: Dự án có nhiều khó khăn, trong quá trình làm, tổng thầu là PVC có nhiều sai phạm. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cắt tín dụng, dự án không thể vay được nữa. Tuy nhiên, nếu thay tổng thầu của dự án thì còn nguy hiểm hơn. Hiện nay, PVN đã trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo, vận hành mọi vấn đề từ con người, vốn…, lên kế hoạch triển khai tiếp khi có tiền.
Phải bảo toàn vốn nhà nước
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: Hiện tại là thời điểm quan trọng với dự án NMNĐ Thái Bình 2 nói riêng và hệ thống điện quốc gia nói chung; cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháo gỡ cho PVN và ban quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 để có hướng xử lý hiệu quả, đảm bảo thành công dự án và nguồn điện quốc gia.
“Bộ Công Thương sẽ có báo cáo Thủ tướng về tình hình khó khăn của dự án, kiến nghị cơ chế chính sách xử lý. Mặc dù không thể xử lý hết hệ lụy một sớm một chiều nhưng cũng phải bảo toàn vốn nhà nước, đưa dự án vào hoạt động" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Nhận định còn rất nhiều việc phải làm với dự án NMNĐ Thái Bình 2, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: PVN cần chịu trách nhiệm các phương án để tổ chức quản lý, triển khai, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án, đảm bảo năng lực tổng thầu, quản trị dự án…
Bên cạnh đó, PVN phải có phương án ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các nhà thầu khi nhà máy chạy thử và đi vào vận hành; đồng thời cơ cấu kiện toàn lại tổng thầu PVC, ràng buộc trách nhiệm của PVC với nguồn vốn tăng thêm…
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Bộ Tài chính gia hạn các khoản vay nước ngoài cũng như Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện giải ngân cho dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Liên quan tới dự án NMNĐ Thái Bình 2, ông Nguyễn Hoàng Anh-Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu quan điểm: Với dự án này cũng cần lưu ý năng lực nhà thầu. Bên cạnh PVC còn có nhiều đơn vị mạnh, có năng lực, cần bổ sung thêm để hỗ trợ hoàn thành vai trò của tổng thầu trong thời gian tới.
Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (mỗi năm cung cấp cho hệ thống từ 7-8 tỷ kWh điện) là dự án hạ tầng năng lượng quan trọng, cấp thiết, cần sớm đưa vào vận hành từ năm 2021 để cung cấp điện cho hệ thống điện. Gần đây, Bộ Công Thương đã cân đối lại kế hoạch cung cấp điện đến năm 2025, nếu không có dự án lớn đi vào vận hành, năm 2021 nguy cơ thiếu 6,6 tỷ kWh điện, năm 2022 thiếu 11,8 tỷ kWh và năm 2023 thiếu 15 tỷ kWh… Nếu dự án NMNĐ Thái Bình 2 đi vào vận hành, năm 2021 có thể sẽ không thiếu điện và năm 2022 thì bớt đi nhiều. |
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi