发布时间:2025-01-17 00:08:59 来源:VBet88 作者:Cúp C1
Không trả lời thẳng vào câu hỏi “hiện nay du lịch Việt Nam đang nằm ở đâu?áttriểndulịchCầnsựđộtpháđểxứngtầmvớitiềmnătỷ lệ kèo cá cược châu á”, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nêu một số kết quả ngành du lịch đạt được trong thời gian qua, đó là, từ năm 2015 đến năm 2018 khách quốc tế tăng gần hai lần từ 8 triệu lên 15,5 triệu và tốc độ tăng trưởng là 25% /năm.
“Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và khách nội địa tăng 1,4 lần từ 57 triệu lên 80 triệu vào năm 2018, đóng góp 8,4% GDP. Trong 10 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đón 14,5 triệu lượt khách quốc tế tăng 13% so với tăng trưởng 4% của du lịch toàn cầu vào 5% của khu vực Đông Nam Á. Có thể nói rằng, du lịch Việt Nam đạt được rất nhiều giải thưởng. Giải thưởng Du lịch hàng đầu châu Á, điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á và điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á. Thành phố Hội An được bình chọn là điểm đến thành phố hàng đầu châu Á”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.
Theo Bộ trưởng, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện, trong hai lần xếp hạng đã tăng lên được 12 bậc, hiện nay đứng thứ 63/140 nước…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, phát triển du lịch Việt Nam cũng gặp rất nhiều tồn tại, hạn chế như chất lượng du lịch chưa cao, sản phẩm chưa phong phú và còn rất nhiều hạn chế.
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng đề xuất nhiều giải pháp, như tiếp tục đổi mới nhận thức phát triển du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực mang tính xã hội hóa cao; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, phối hợp công – tư, giữa trung ương và địa phương, ứng dụng công nghệ và đặc biệt là tăng nguồn kinh phí cho hai chương trình du lịch hiện đang rất thấp.
Cùng với đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực tập trung đào tạo kỹ năng nghề cho lao động du lịch, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hóa thị trường du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên kết du lịch và xã hội hóa du lịch trong đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch.
Trước đó, một số ĐBQH cho rằng, ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ, tác động tích cực để phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp lớn để tăng trưởng chung của đất nước.
Tuy nhiên, trong báo cáo những năm qua Chính phủ không nêu và không phân tích phần trăm tăng trưởng đóng góp của du lịch cho GDP, cho phát triển kinh tế - xã hội, như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ mà lại đưa ra phần trăm tăng trưởng của khách quốc tế. Có ý kiến cho rằng, Chính phủ chú trọng phát triển về số lượng khách mà chưa thật quan tâm đến chất lượng, tới đóng góp của du lịch cho GDP, cho phát triển kinh tế - xã hội.
Với tiềm năng, thế mạnh to lớn của đất nước, những tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng, một số ý kiến ĐBQH cho rằng, ngành du lịch trong thời gian tới cần phải mạnh dạn đột phá hơn nữa, phát triển xứng tầm để đáp ứng lại sự mong mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Minh Anh
相关文章
随便看看