Xâu dựng sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường
TheàngiảiphápthuhútkháchdulịchTrungQuốliịch thi đấu c1o Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Trung Quốc là thị trường du lịch outbound (đưa khách ra nước ngoài) lớn nhất thế giới, mang lại nguồn thu chiếm 20% doanh thu du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, với chính sách zero Covid trong 3 năm, Trung Quốc đã đóng cửa và vì vậy thế giới đã không đón được khách du lịch Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất, cả về inbound và outbound. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và số người dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc (đạt 4,5 triệu lượt) cũng đứng đầu danh sách khách outbound của Việt Nam. |
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trong những năm trước, quá trình đón và phục vụ khách Trung Quốc đã xảy ra nhiều vấn đề, trong đó là tour giá rẻ 0 đồng, xuất hiện các công ty núp bóng, hướng dẫn viên là người nước ngoài, lừa đảo trong mua bán hàng hóa, các cửa hàng, khách sạn, công ty lữ hành chui đã làm cho việc đón và phục vụ khách Trung Quốc ở nhiều nơi lộn xộn, không quản lý được làm cho nhiều khách Trung Quốc không hài lòng. Những việc làm trên đã gây bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng đến thương hiệu Du lịch Việt Nam, làm thiệt hại cho ngành du lịch, cho hình ảnh đất nước.
Hội nghị thu hút đông đảo đại biểu tham dự |
Ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với mong muốn toàn ngành du lịch Việt Nam cùng chung tay chuẩn bị những gì tốt nhất để đón đầu việc Trung Quốc mở cửa trở lại, góp phần tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch mong muốn địa phương và doanh nghiệp cùng chung tay là biện pháp vừa đón, phục vụ khách du lịch được chu đáo, cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng, vừa phải đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh.
Các địa phương điều kiện thuận lợi về các thủ tục nhập cảnh, đi du lịch Việt Nam bằng đường bộ, đường không và đường thủy một cách thuận tiện nhất có thể. Đặc biệt là các địa phương có biên giới tiếp giáp Trung Quốc và giàu tiềm năng du lịch như tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, đánh giá và xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và tính chất đặc thù riêng của du khách Trung Quốc sau đại dịch. Trên thực tế, sau đại dịch Covid-19, nhiều thói quen và nhu cầu đi du lịch của du khách trên toàn thế giới đã thay đổi. Trong đó khách Trung Quốc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Việt Nam rất cần những sản phẩm mới với chất lượng cao và sức cạnh tranh tốt nhằm đáp ứng khách hàng. Đây có thể là thời điểm thích hợp để chúng ta thay đổi lại phân khúc thị trường khách hướng tới chất lượng hơn, hiệu quả hơn.
Cần có lộ trình mở cửa đón khách phù hợp
Theo ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam, cần có lộ trình mở cửa đón khách tăng dần phù hợp để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách; cần có các biện pháp tăng cường quản lý về du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước phát triển và cạnh tranh lành mạnh, thu hút thêm nhiều du khách đến với Việt Nam; kiên quyết xử lý tình trạng tổ chức du lịch chui, cho mượn pháp nhân ăn chênh lệch, trốn thuế,…; tạo điều kiện thông thoáng về chính sách xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách.
Trung Quốc là thị trường du lịch outbound lớn nhất thế giới, mang lại nguồn thu chiếm 20% doanh thu du lịch toàn cầu. Ảnh: T.L |
Về giải pháp với thị trường, sản phẩm, theo ông Cao Trí Dũng nên khôi phục mạng lưới các đường bay thường lệ, charter có triển vọng thu hút khách đến một số địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc,… đồng thời, tăng cường công tác quảng bá điểm đến Việt Nam tại các địa phương có đường bay trực tiếp và các địa phương lân cận có đường bộ đến Việt Nam thuận tiện.
Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phải liên kết hình thành đa dạng các nhóm sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp để cung cấp cho các đối tác, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, giảm sức ép và chi phối không tốt từ các đối tác như trước đây.
Các nhà cung cấp dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm cần ổn định lại nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để sẵn sàng phục vụ du khách Trung Quốc, đảm bảo cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, kiên quyết không cạnh tranh phá giá,…
Về giải pháp xúc tiến truyền thông, ông Cao Trí Dũng cho rằng cần phối hợp đồng bộ từ cơ quan quản lý du lịch trung ương và địa phương, các hãng hàng không, các doanh nghiệp du lịch, trong công tác xúc tiến thị trường, truyền thông điểm đến Việt Nam. Nội dung, hình ảnh quảng bá phải ấn tượng và thể hiện các nét đặc trưng nổi bật của Việt Nam, Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện và thú vị với tất cả du khách Trung Quốc, thay đổi quan điểm đi du lịch giá rẻ là đi Việt Nam. Triển khai các chiến dịch truyền thông trên các kênh mạng xã hội, nền tảng công nghệ thịnh hành ở Trung Quốc hiện nay như Weibo, Tik Tok, WeChat, QQ, Baidu,...
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng năm 2022 Năm 2022, khách du lịch nội địa đạt trên 101 triệu lượt, tăng 68% so với kế hoạch năm và tăng 19% so năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 23% so với kế hoạch năm 2022. Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa phục hồi. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,6 triệu lượt, đạt 70% kế hoạch năm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ vẫn còn hoạt động khó khăn. Bên cạnh nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, xung đột Nga - Ukraine... thì việc thị trường du lịch Trung Quốc “đóng băng” cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn chưa đạt như kỳ vọng, kế hoạch. Việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1 là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong những ngày đầu năm 2023. |