【kèo f88 hôm nay】Soi kèo phạt góc AS Roma vs Atalanta, 02h45 ngày 3/12
Khoảng 37.379 tòa nhà - tương đương 18% tổng số công trình ở Gaza - đã bị hư hại hoặc phá hủy sau các vụ tấn công của Israel trong những tháng qua. Ảnh: THX/TTXVN |
Báo cáo của UNCTAD đưa ra những đánh giá sơ bộ về tác động kinh tế - xã hội của cuộc xung đột có tính đến tổn thất về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thời gian phục hồi và tác động lâu dài đối với tình trạng nghèo đói và chi tiêu hộ gia đình.
UNCTAD ước tính GDP hàng năm của Gaza đã giảm 655 triệu USD trong năm ngoái, tương đương 24%. Từ đó, UNCTAD cho rằng nếu Gaza muốn hồi phục, thì xung đột quân sự hiện nay nên chấm dứt ngay lập tức và việc tái thiết phải bắt đầu một cách nghiêm túc và không chậm trễ. “Cộng đồng quốc tế cần phải hành động ngay trước khi quá muộn”, cơ quan này kêu gọi.
Suy thoái kinh tế nhanh hơn
Gaza đã bị phong tỏa kể từ năm 2007, sau khi Hamas nắm quyền và có tốc độ tăng trưởng trung bình 0,4% cho đến năm 2022.
Ước tính, nền kinh tế này đã giảm 4,5% trong ba quý đầu năm 2023. Tuy nhiên, hoạt động quân sự đã đẩy nhanh tốc độ suy giảm và khiến GDP giảm 24%, GDP bình quân đầu người giảm 26,1% trong cả năm, báo cáo nêu rõ.
Theo UNCTAD, nếu xung đột dừng lại và quá trình tái thiết bắt đầu ngay lập tức, và xu hướng tăng trưởng giai đoạn 2007-2022 vẫn tiếp tục, thì phải đến năm 2092 mới khôi phục được mức GDP của năm 2022.
“Tuy nhiên, ngay cả với kịch bản lạc quan nhất là GDP có thể tăng trưởng 10% mỗi năm thì GDP bình quân đầu người của Gaza cho đến năm 2035 vẫn sẽ chỉ đạt mức trước khi bị phong tỏa năm 2006”.
Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
Các điều kiện sống đang rất tồi tệ ở Dải Gaza - một trong những nơi đông dân nhất hành tinh, với hơn 2 triệu người Palestine bị giới hạn trong 365 km2.
Phần lớn, 80% dân số, dựa vào viện trợ quốc tế; 2/3 ngườ dân sống dưới mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 45%. Người dân không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch, điện và hệ thống xử lý nước thải phù hợp. Ngoài ra, phần lớn thiệt hại từ các hoạt động quân sự trước đây của Israel vẫn chưa được khắc phục.
UNCTAD cho biết, việc khôi phục các điều kiện kinh tế-xã hội trước xung đột sẽ mất nhiều thập kỷ và cần có nguồn viện trợ nước ngoài đáng kể, đồng thời lưu ý rằng hoạt động quân sự đang diễn ra đã khiến 85% dân số Gaza phải di dời. Hoạt động kinh tế bị đình trệ, nghèo đói và thất nghiệp ngày càng sâu sắc.
Hiện nay, gần 80% lực lượng lao động thất nghiệp, trong khi khoảng 37.379 tòa nhà - tương đương 18% tổng số công trình ở Gaza - đã bị hư hại hoặc phá hủy.
UNCTAD cho biết: “Tại Dải Gaza, một nửa dân số là trẻ em, hiện gần như không thể ở được khi nhiều người dân thiếu nguồn thu nhập đầy đủ, và không được tiếp cận với nước, vệ sinh, y tế hoặc giáo dục”.
Phá vỡ lòng luẩn quẩn
Cơ quan Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng một giai đoạn phục hồi kinh tế mới không thể chỉ đơn giản có nghĩa là quay trở lại hiện trạng trước xung đột và “vòng luẩn quẩn tàn phá-tái thiết một phần” phải bị phá vỡ.
“Những hạn chế về kinh tế của Gaza, bắt nguồn từ 56 năm chiếm đóng và 17 năm phong tỏa, đòi hỏi sự thấu hiểu và các chiến lược thực tế để khai thác tiềm năng tăng trưởng của vùng lãnh thổ này, thông qua các biện pháp bao gồm khôi phục Sân bay Quốc tế Gaza (hiện không thể hoạt động), xây dựng một cảng biển và tạo điều kiện cho chính phủ người Palestine phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên được phát hiện vào những năm 1990 ở Biển Địa Trung Hải ngoài khơi Gaza để giúp tài trợ cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng”, UNCTAD nêu chi tiết.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho Chính phủ Palestine trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ trên diện rộng, nhất là khi viện trợ nước ngoài đã giảm từ tổng số 2 tỷ USD (27% GDP) năm 2008, xuống còn 550 triệu USD vào năm 2022 (chưa tới 3% GDP).
UNCTAD nhấn mạnh thêm rằng việc giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Gaza đòi hỏi phải chấm dứt hoạt động quân sự và dỡ bỏ lệnh phong tỏa – đây được xem là những bước then chốt hướng tới hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước giữa người Israel và người Palestine.