Những ngày đầu năm,ềnthoạivềbacâythịhơnnămtuổiởCônĐảlệ kèo nhà cái trời Côn Đảo, Bà Rịa - Vùng Tàu âm u, gió thổi mạnh, mây mù che kín các đỉnh núi. Dù vậy, các du khách vẫn đến đây ngắm cảnh thiên nhiên, hưởng không khí trong lành, đi thăm các di tích lịch sử, những địa điểm tâm linh. Họ dừng chân tại An Sơn Miếu ở làng An Hải - nơi thờ bà Phi Yến (tên tục là Lê Thị Răm), vợ chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức Nguyễn Ánh), thắp một nén hương và nghe kể lại giai thoại liên quan đến bà.
Chuyện kể rằng, vào năm 1783, Nguyễn Ánh chạy ra Côn Đảo để tránh sự truy lùng của lực lượng Tây Sơn. Sau đó ông có ý định đưa hoàng tử Hội An (hoàng tử Cải, con duy nhất của Nguyễn Ánh với thứ phi Phi Yến) sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến lúc đó đã khuyên chồng: ‘Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang. Nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rắc rối về sau…’. Từ lời khuyên đó, Nguyễn Ánh nổi giận, nghi vợ có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn. Bà Phi Yến thoát được tội chém đầu, nhưng vẫn bị giam trong một hang đá trên hòn Bà (Côn Đảo). Vừa truyền lệnh giam cầm vợ xong, Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn sắp ra đến Côn Đảo liền cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền chạy tiếp. Bà Phi Yến sau đó được cứu, được người dân dựng cho một ngôi nhà ở làng Cỏ Ống. Đến tháng 10 năm 1785 âm lịch, dân làng An Hải mở hội tế lễ (hội chay) và rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Cũng ngay đêm hôm đó, bà bị một kẻ lẻn vào phòng định giở trò sàm sỡ. Bà thoát được, nhưng đã tự tử để vẹn toàn danh tiết. Sau khi chôn cất bà, người dân lập miếu thờ bà và mang ba cây thị từ trong rừng đến trồng ở miếu để tưởng nhớ người phụ nữ ‘trung trinh tiết liệt’. Từ đó, cứ đến ngày 18/10 âm lịch hàng năm, người dân Côn Đảo lại tổ chức lễ giỗ bà rất long trọng.
Hai người mẹ của hai liệt sĩ cùng tên đã nhận một ngôi mộ là của con trai mình. Không xác định được ADN, họ đành cúng giỗ theo 2 ngày khác nhau, với những bông hoa cúc khác màu.
Tú Anh |