Châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ tư của Việt Nam. Ảnh: N.Hiền Theươnglaisángchoxuấtkhẩugỗvàthủcôngmỹnghệtỷ số u23o HAWA, châu Âu là một trong các thị trường lớn của ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt 741,8 triệu USD trong năm 2016, châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Châu Âu cũng là thị trường lớn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre lá vào thị trường này đạt 95,18 triệu USD và là thị trường lớn nhất, chiếm 35% trong tổng giá trị xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường này trong năm qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng trên 4%, đạt 70,7 triệu USD.
Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương cho biết, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại thị trường châu Âu trong năm 2017 đươc dự báo tăng trưởng khả quan hơn nhờ các hoạt động xây dựng thị trường tại EU được đẩy mạnh, tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực từ năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) đã được Việt Nam và Liên minh châu Âu ký tắt vào tháng 5/2017.
Cụ thể, ông Nicolas Audier thông tin, hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% khi EVFTA có hiệu lực. Mức thuế này được áp dụng cho các sản phẩm gỗ chế biến và sản phẩm gỗ (mức thuế trước EVFTA là 3%); đồ nội thất bằng tre hoặc mây (mức thuế trước là 5,6%); ván ép gỗ (trước là 4%), đồ trang trí bằng gỗ (trước là 3%). Cam kết này sẽ cải thiện hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU một cách đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các diễn giả cũng nhấn mạnh tới các thách thức mà doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Theo đó, các cam kết về nguồn gốc xuất xứ sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu gỗ hợp pháp đối với các doanh nghiệp do diễn tích gỗ rừng trồng tại Việt Nam phân tán, quy mô các hộ trồng rừng nhỏ lẻ nên khó truy xuất được nguồn gốc. Tỷ lệ rừng được cấp chứng nhận FSC hiện cũng rất hạn chế, chỉ đạt khoảng 2 – 3%. Cùng với đó, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật cũng tạo nên những khó khăn thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin và kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu cũng như hoạt động sản xuất, chế biến để có thể tận dụng được lợi thế từ các cam kết trong hiệp định.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp cho doanh nghiệp nhiều thông tin về xu hướng thị trường nội thất châu Âu, những quy định cần biết khi xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu. |