【ket bong da anh】Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Inter Milan, 0h00 ngày 2/12

  发布时间:2025-01-24 17:49:11   作者:玩站小弟   我要评论
Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Inter Milan-Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt g&oac ket bong da anh。
Infographics: Giải ngân vốn nước ngoài chậm như thế nào?bậnket bong da anh
Giải ngân vốn đầu tư công - “Chìa khoá” giải bài toán tăng trưởng kinh tế
Hết tháng 5, nhiều bộ, ngành còn chưa giải ngân vốn kế hoạch năm 2021
Giải ngân vốn ngân sách năm 2021 chậm do
Tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (33,04%). Ảnh: Internet.

Mải giải ngân vốn cũ mà chậm trễ với nguồn vốn năm nay

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, trong công tác giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2021, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 10/6/2021 là 17.188 tỷ đồng (đạt 23,18% kế hoạch). Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2021 là 19.528,24 tỷ đồng, (đạt 26,34% kế hoạch).

Còn đối với giải ngân vốn kế hoạch năm 2021, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 10/6/2021 là 117.223 tỷ đồng (đạt 22,27% kế hoạch). Trong đó, vốn trong nước đạt 25,03% kế hoạch và vốn nước ngoài đạt 4,58% kế hoạch.

Với số vốn kế hoạch năm 2021, ước thanh toán từ đầu năm đến 30/6/2021 là hơn 133.890 tỷ đồng, đạt 26,23% kế hoạch (hơn 510 nghìn tỷ đồng) và đạt 29,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng, không bao gồm số địa phương phân bổ tăng). Trong đó, vốn trong nước đạt hơn 28% kế hoạch, vốn nước ngoài mới đạt hơn 7,3%.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2021 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (33,04%). Trong đó chỉ có 9 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 30% kế hoạch.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Bộ Tài chính cho biết, qua tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, 5 tháng đầu năm 2021, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đến nay còn chậm. Nguyên nhân là do các bộ, ngành, địa phương đang tập trung vào giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được phép kéo dài, chuyển nguồn.

Ngoài ra còn có vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể như việc có sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước thu hồi với giá đền bù của nhà đầu tư theo cơ chế thỏa thuận, dẫn đến nhiều trường hợp có đất thuộc diện được Nhà nước thu hồi yêu cầu bồi thường với giá cao hơn quy định và yêu cầu thỏa thuận.

Bộ Tài chính cũng nêu một số khó khăn khác như: khó khăn trong công tác đấu thầu; vướng mắc trong công tác thi công.

Riêng đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, việc chậm giải ngân các dự án do vướng mắc trong khâu giao kế hoạch và phân bổ chi tiết; vướng mắc về thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, hiệp định vay và sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện dự án...

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài... nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA.

Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng tiếp theo, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương để rà soát các vướng mắc, đặc biệt là các vướng mắc trong quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để báo cáo Chính phủ trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Đối với Bộ Công thương, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nghiên cứu, đánh giá để áp dụng mức thuế chống bán phá giá ở mức thấp hoặc không áp thuế đối với các mặt hàng này.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ triển khai. Trong thẩm quyền được giao, chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2021 để tập trung bố trí vốn cho các dự án có khả năng giải ngân. Đồng thời, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không sử dụng hết số vốn kế hoạch đã được giao.

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh hiệp định vay đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, không để việc điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân của các dự án.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng và có chương trình hành động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án được giao quản lý với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể: đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

相关文章

最新评论