TheăncứTagraveThiếtlagravetrongđiểmphaacutettriểndulịchquốverona – atalantao đó, về không gian phát triển du lịch, trung tâm du lịch của vùng là thành phố Hồ Chí Minh; không gian phát triển du lịch biển đảo là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; không gian du lịch đô thị - sinh thái tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; không gian phát triển du lịch di tích lịch sử - văn hóa và du lịch sinh thái tại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Sẽ có 4 khu du lịch quốc gia được tập trung đầu tư phát triển, đó là các khu: Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngoài ra, sẽ đầu tư 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước).
Quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo và du lịch nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, như: du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển. Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ trở thành vùng động lực hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2020, khu vực này đón trên 30 triệu lượt khách; năm 2030 đón khoảng 50 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 12 triệu lượt.
Vùng Đông Nam bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh có diện tích tự nhiên 23.597,9km2. Về địa lý, phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía đông và đông bắc giáp với các tỉnh phía nam vùng duyên hải Nam Trung bộ và biển Đông; phía tây giáp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. |
Theo quy hoạch, Chính phủ sẽ phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế. Trong đó, với thị trường khách du lịch quốc tế, tập trung khai thác mạnh thị trường chính như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Đông Âu; duy trì khai thác thị trường truyền thống cao cấp như: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc; mở rộng thị trường mới: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đến từ khu vực Trung Đông...
Với thị trường khách du lịch nội địa, quy hoạch đề ra giải pháp tập trung khai thác khách du lịch nội vùng; phát triển thị trường khách du lịch đến từ các vùng liền kề như: Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và khách đến từ thủ đô Hà Nội.
H.B